Khai mạc triển lãm “Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử”

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 14/12, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm “Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử” qua tài liệu lưu trữ của Việt Nam và Lưu trữ quốc gia Hải ngoại Pháp (ANOM).

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài trong nhiều hoạt động nghiên cứu và xuất bản. Đặc biệt, năm 2022, nhân dịp 120 năm kỉ niệm ngày khánh thành cầu Long Biên (1902-2022) và hướng tới kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp (1973-2023), hai cơ quan đã phối hợp tổ chức cuộc triển lãm “Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử” qua tài liệu lưu trữ. Đây là cuộc triển lãm phối hợp lần đầu tiên giữa hai cơ quan và có sự tham gia cung cấp tài liệu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Lưu trữ quốc gia Hải ngoại Pháp (ANOM).

Khai mạc triển lãm “Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử” - ảnh 1
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery phát biểu trong lễ khai mạc.

Việt Nam và Pháp có lịch sử quan hệ bang giao từ rất sớm. Hơn thế, hai quốc gia còn có những ký ức chung trong lịch sử. Gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp (1973-2023), quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, toàn diện, phong phú và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Triển lãm “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử” là minh chứng khẳng định mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực lưu trữ và nghiên cứu lịch sử giữa hai quốc gia.

Bắt đầu từ một ý tưởng "điên rồ" khi xây dựng cây cầu thép bắc qua sông Hồng, bởi sông Hồng quá lớn, lại nổi tiếng lũ lụt thất thường. Tuy nhiên, Hà Nội cần cây cầu này để duy trì vị thế và các hoạt động thương mại của thành phố. Do đó, một cuộc tuyển chọn nhà thầu đã được tiến hành năm 1897, ngay sau khi Toàn quyền Doumer đến Hà Nội. Công ty Daydé et Pillé đã được lựa chọn và sử dụng kỹ thuật dầm hẫng để xây dựng cầu. Cầu Long Biên có tổng cộng 19 nhịp với 20 trụ xây ở độ sâu hơn 30m dưới mực nước thấp nhất.

Tổng chiều cao cây cầu là 61 m. Cây cầu có 2 nhịp 2 đầu dài 78,7m và 9 nhịp dài 75m, xen kẽ với 8 nhịp dài 106,2 m. Các kết cấu quan trọng nhất, dầm thép và bu lông được chuyển từ Pháp sang và sau đó được công nhân Việt Nam lắp ráp tại chỗ khi thi công. Cây cầu tiến từng chút một qua sông và khi kết thúc dài 1.682m. Đáng chú ý, cầu được xây móng bằng kỹ thuật đào móng ở độ sâu 30m với phương pháp do kỹ sư Jacques Triger sáng chế ra. Được biết đây cũng là phương pháp được sử dụng để làm móng cho cầu Brooklyn ở New York và tháp Eiffel ở Paris.

Khai mạc triển lãm “Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử” - ảnh 2
Những tư liệu quý về cây cầu Long Biên lần đầu được công bố ra công chúng

Cầu Long Biên tính đến nay đã tròn 120 tuổi. Việc xây dựng cây cầu gắn với các mục đích chính trị và kinh tế hay những trận bom đạn dội xuống cây cầu trong quá khứ đến nay đã trở thành những câu chuyện lịch sử. Ngày nay, bên cạnh chức năng phục vụ giao thông, cầu Long Biên được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Đó có thể là thiên đường của những đứa trẻ sống bên cầu, là nơi hò hẹn của biết bao đôi trai gái, hay đơn giản là nơi lý tưởng để người ta ngắm cảnh sông Hồng, mỗi mùa mỗi khác. Đặc biệt, cây cầu "vắt" qua 3 thế kỉ này đã trở thành nhân chứng lịch sử của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Triển lãm giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi. Triển lãm được tô điểm thêm bằng các bức tranh, ảnh và hiện vật của các nhiếp ảnh gia, các cá nhân trong và ngoài nước, góp phần vẽ lên một bức tranh đa sắc về cây cho đến ngày nay.

Với bố cục theo dòng thời gian được chia thành 3 phần, triển lãm tập trung giới thiệu tài liệu và hình ảnh về việc xây dựng, mở rộng, sửa chữa và đời sống bên cây cầu cũng như kí ức về cây cầu trong suốt chiều dài lịch sử.

Khai mạc triển lãm “Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử” - ảnh 3
Triển lãm còn có khu vực dành cho các bạn nhỏ thoải mái thể hiện sự sáng tạo với chủ đề xung quanh cây cầu lịch sử.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho hay Việt Nam và Pháp có lịch sử quan hệ bang giao từ rất sớm. Hơn thế, hai quốc gia còn có những ký ức chung trong lịch sử. Do đó, việc hợp tác, chia sẻ tài liệu lưu trữ thông qua cuộc triển lãm này là minh chứng khẳng định mối quan hệ hợp tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực lưu trữ và nghiên cứu lịch sử giữa hai quốc gia.

Triển lãm không chỉ được kỳ vọng sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý di sản, người nghiên cứu và đông đảo công chúng những tài liệu có giá trị về cây cầu Long Biên mà còn tạo nên không gian khám phá di sản kí ức cho xã hội. Bên cạnh đó, triển lãm cũng sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Pháp ngày càng phát triển bền vững.

Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 14/12/2022 đến 15/6/2023.

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.