Mãn nhãn đêm trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”

Chia sẻ

21 bộ sưu tập với hơn 1.000 mẫu áo dài của 21 nhà thiết kế trong cả nước đã giới thiệu đến công chúng trong chương trình trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tối 28/6 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Người mẫu nước ngoài tham gia trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”Người mẫu nước ngoài tham gia trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” (Ảnh: NH)

Trong đêm trình diễn tối 28/6, khu vực giếng Thiên Quang trong Khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên lung linh, huyền ảo, cổ kính hơn dưới ánh sáng kỳ ảo của 400 chiếc đèn lồng trắng và sen hồng, mãn nhãn người xem. Trên nền các khúc ca truyền thống của các di sản văn hóa, công chúng được chứng kiến những hình ảnh, vẻ đẹp nức danh của 21 di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, được các nhà thiết kế đưa lên những tà áo dài truyền thống, đầy tinh tế với những thông điệp ý nghĩa.

21 bộ sưu tập tham dự lần này được các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ các di sản nổi tiếng của Việt Nam, trong đó có rất nhiều di sản độc đáo lần đầu tiên được đưa lên áo dài như: “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” (nhà thiết kế Vũ Trần Đức Hải); “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (nhà thiết kế Minh Minh); “Ca Trù” (nhà thiết kế Hà Duy); “Hát Xoan”(nhà thiết kế Công Huân); “Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh” (nhà thiết kế Thanh Thúy); “Bài Chòi” (nhà thiết kế Cao Minh Tiến)...

Đem tới chương trình bộ sưu tập “Bài Chòi”, NTK Cao Minh Tiến mong muốn mang đến một cái nhìn mới cho Áo dài bằng quan điểm của người trẻ sống trong thời đại 4.0. Qua lăng kính của một công dân trẻ sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, NTK Nhi Hoàng diễn đạt vẻ đẹp Hoàng thành Thăng Long rất khác.

NTK Công Huân thì khẳng định sự kiện là trải nghiệm thú vị về di sản hát Xoan bởi trang phục đáng yêu và lời thơ ý nhạc rất mộc mạc, sâu sắc... Các bộ sưu tập lần lượt được trình diễn, mỗi bộ sưu tập đều mang những dấu ấn rất riêng biệt, khiến người xem cảm thấy choáng ngợp và thiêng liêng như được đi giữa dòng chảy của di sản văn hoá Việt, làm cho mỗi người càng tự hào về vẻ đẹp văn hoá, con người đất Việt.

Điểm thú vị là người mẫu trình diễn thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ các em nhỏ đến những người lớn tuổi, dành cho cả nam lẫn nữ, người Việt Nam và người nước ngoài… cho thấy sự phù hợp của áo dài Việt ở mọi thế hệ và rất cần được các thế hệ người Việt gìn giữ, vinh danh. Sự có mặt của những người mẫu nước ngoài trong đêm trình diễn cũng góp phần thể hiện sự lan toả của di sản Áo dài đến với bạn bè quốc tế.

Đêm trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”được cho là cuộc ra quân về Áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với ý tưởng gắn các di sản vào chiếc Áo dài sẽ tạo ra một diện mạo mới sinh động hơn. Thông qua những sáng tạo nghệ thuật đầy tâm huyết của các nhà thiết kế, chương trình sẽ góp phần định danh, định vị áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đúng với tình cảm thiêng liêng của người dân Việt dành cho chiếc áo dài, đúng với vẻ đẹp và sự tự hào vốn có của một chiếc áo đại diện hình ảnh của dân tộc.

Buổi trình diễn nằm trong sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Hội LHPN Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh tà áo dài dân tộc. Chương trình do NTK Minh Hạnh làm tổng đạo diễn, quy tụ các nhà thiết kế đến từ mọi miền đất nước.

BẢO ANH

Tin cùng chuyên mục

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.
Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?