Mong Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sớm được triển khai

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chị Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa, nơi có làng nghề bánh gai Đặng Giang, làng sản xuất chiếu tre Dư Xá nức tiếng bày tỏ mong Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sớm được triển khai. Khi đó, với vai trò là Hội Phụ nữ, chị sẽ tích cực bắt tay vào công tác kết nối thương mại, văn hóa, thành lập hợp tác xã sản xuất bánh gai để bảo tồn nghề truyền thống và giúp bà con làm kinh tế bền vững.

Chị Nguyễn Thị Lan đã có cuộc trò chuyện với Báo Phụ nữ Thủ đô về sự phát triển của các sản phẩm làng nghề truyền thống.

Thưa chị Lan, làng nghề bánh gai Đặng Giang của Hòa Phú được nhiều người biết đến là nghề truyền thống lâu đời. Chị có thể cho biết về những điểm đặc trưng của bánh gai Đặng Giang so với các loại bánh gai khác trên thị trường không?

Mong Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sớm được triển khai  - ảnh 1
Chị Nguyễn Thị Lan (áo vàng, bìa phải ảnh) giới thiệu bánh gai Đặng Giang đến với các đại biểu, quan khách tại chương trình giới thiệu sản phẩm của Ứng Hòa.

Làng nghề bánh gai Đặng Giang chúng tôi có truyền thống từ lâu đời. Nhiều gia đình làm bánh từ đời ông bà. Bánh gai của chúng tôi làm rất ngon, thơm với những công thức, cách làm riêng. Nhưng bánh gai Đặng Giang có nét đặc trưng riêng: có công thức gia truyền, luôn dùng gạo nếp cái hoa vàng, mật mía, lá gai ngâm kỹ và rửa sạch, loại bỏ hết xơ để khi ăn không bị sạn...

Bánh gai Đặng Giang luôn dùng lá chuối để gói nên có mùi thơm quyện với mùi bánh. Năm vừa rồi, gió bão làm khan hiếm lá chuối nhưng bánh của Đặng Giang vẫn chỉ gói bằng lá chuối dù giá thành tăng. Nhiều nơi thậm chí gói bằng nilon, các loại lá khác, nhưng bánh của Đặng Giang không sử dụng loại lá nào khác.

Nghề làm bánh gai của Đặng Giang hiện nay có phát triển tốt không, thưa chị? Làng nghề có gặp thách thức, cản trở nào đó từ thị trường?

Bánh gai của chúng tôi chủ yếu tiêu thụ tốt vào dịp cuối năm, mọi người mua nhiều để biếu tặng. Còn ngày thường, nếu trời lạnh thì người ta ăn nhiều hơn, trời nắng nóng thì tiêu thụ ít hơn. Vấn đề tiêu thụ không được thường xuyên, nhiều gia đình có khách đặt mới làm chứ cũng không sản xuất hàng ngày. Hiện tại, sản phẩm bánh gai của chúng tôi vẫn chủ yếu tiêu thụ tại Hà Nội và các vùng lân cận, chứ chưa vươn ra xa hơn.

Thách thức của chúng tôi trong bảo tồn nghề và phát triển làng nghề là đầu ra. Đây vẫn là bài toán khó. Người dân làm thủ công, nhỏ lẻ, không giỏi quảng bá. Trong khi bánh thì ngon, nhưng nếu không quảng bá thì không phải ai cũng biết đến. Cũng nhờ tôi tham gia Hội Phụ nữ, nên càng ý thức rõ hơn vai trò gìn giữ và phát triển làng nghề.

Tôi luôn mong muốn có hướng đi lâu dài, để người dân quê hương mình có thể làm giàu ngay tại quê hương mình. Tôi cũng hiểu bây giờ cần đầu tư truyền thông, xây dựng thương hiệu, có nơi bán ổn định thì mới phát triển bền vững được.

Tôi được biết Hà Nội đang lấy ý kiến Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, nếu có một khu như vậy thì tốt quá, làng nghề chúng tôi sẽ có nơi để quảng bá sản phẩm, sẽ giúp sản phẩm truyền thống của người dân quê tôi lan tỏa rộng rãi. Ở góc độ đại diện Hội Phụ nữ, nơi hỗ trợ chị em trong đó có các chị em làng nghề phát triển, tôi rất mong mỏi có một khu phát triển thương mại và văn hóa như thế. Nếu có, tôi sẵn sàng đứng ra kết nối, thành lập hợp tác xã, tập hợp các hộ làm bánh gai để cùng sản xuất – tiêu thụ bài bản hơn.

Ở Phú Hòa các chị còn có làng nghề truyền thống làm chiếu tre nữa, phải không?

Đúng rồi, làng nghề chiếu tre Dư Xá, Phú Hòa cũng rất nổi tiếng. Chiếu tre của chúng tôi khác chiếu Trung Quốc – hạt mắt chiếu to bằng ngón tay, rất bền. Trước đây làng nghề tiêu thụ rất tốt vì sản phẩm tốt lắm, nhưng từ năm ngoái trở lại đây thì gần như không bán được nữa, không rõ lý do vì sao. Tôi rất mong mỏi thành phố sẽ sớm triển khai Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa để giúp những người làm nghề truyền thống có đầu ra tốt hơn, bền vững hơn, có như vậy mới người làm nghề mới có tâm huyết giữ và phát triển nghề.

Xin cảm ơn chị!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

(PNTĐ) - Hội thảo Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá và khu phát triển thương mại và văn hoá diễn ra ngày 18/4 đã làm rõ định hướng phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa(CNVH); khu thương mại và văn hóa trong Quy hoạch Thủ đô cùng một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Nghị quyết và triển khai thực hiện trên thực tế.
Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

(PNTĐ) - Ngày 18/4, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức công bố chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số. Điểm nhấn là chương trình cầu truyền hình trực tiếp và phát sóng trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm “50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

(PNTĐ) - Chỉ với một chạm điện thoại, tình yêu đất nước sẽ ngày càng lan tỏa, đó là thông điệp từ dự án “Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số mà báo Nhân Dân công bố ngày 17/4 tại Hà Nội. Dự án còn nhằm quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền tổ quốc.