Mục đích xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh nhằm phát triển toàn diện con người

Chia sẻ

(PNTĐ) - "Để tuyên truyền hiệu quả xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, bản thân các cơ quan báo chí, hay mỗi phóng viên phải nắm rõ nội dung xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô; Mục đích xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh nhằm phát triển toàn diện con người, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước lòng tự hào dân tộc, tâm huyết với Thủ đô và đất nước"- Tham luận của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tại Tọa đàm“Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” do báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức.

Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; các giá trị văn hóa của Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa; trở thành nguồn lực quan trọng để Hà Nội trở thành tiêu biểu cho cả nước và khu vực. Đứng trước những đòi hỏi từ thực tiễn, Thành phố Hà Nội luôn chú trọng mục tiêu: Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước trong thời kỳ mới. Để đạt được mục tiêu này, trong những năm qua, Thành phố đã tập trung, ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa và con người Hà Nội.

Báo chí truyền thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang bước vào thời đại công nghệ 4.0 với những phát triển như vũ bão đặc biệt trong lĩnh vực thông tin hiện nay. Trong đó, báo chí với các chức năng quan trọng là giáo dục tư tưởng, tuyên truyền cổ động, hướng dẫn và định hướng dư luận, hình thành chuẩn mực văn hóa ứng xử, ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức và sự xâm lăng văn hóa ngoại lại, thiếu chuẩn mực trong gia đình và xã hội.

Mục đích xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh nhằm phát triển toàn diện con người - ảnh 1
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minhlà nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô

Đối với cơ quan báo chí Hà Nội nói riêng, các cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội nói chung, thì việc thực hiện tuyên truyền về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, là rất quan trọng, là cầu nối giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội gần với người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung hơn.

Trước hết, để tuyên truyền hiệu quả, bản thân các cơ quan báo chí, hay mỗi phóng viên phải nắm rõ nội dung xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô; Mục đích xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh nhằm phát triển toàn diện con người, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước lòng tự hào dân tộc, tâm huyết với Thủ đô và đất nước. Xây dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống và nhân cách. Có ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết sâu sắc, tự hào tôn vinh lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị của Thăng Long - Hà Nội. Giữ gìn và phát huy giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã được Thành phố quan tâm triển khai, xuyên suốt từ nhiều nhiệm kỳ, trước đó Thành uỷ Hà Nội đã có Chương trình số 05-CTr/TU ngày 6/3/1997 hướng tới kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong đó nhấn mạnh đến xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Sau khi có Nghị quyết TƯ 5 khoá VIII, Thành uỷ đã có các Chương trình 08-CTr/TU ngày 4/8/2006, Chương trình 04-CTr/TU ngày 18/10/2011 để tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 5 khoá VIII, trong đó đều nhấn mạnh tới nội dung cơ bản quan trọng là phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Tiếp đến, Hà Nội đã tiến hành đánh giá xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong 30 năm đổi mới, góp phần tham gia xây dựng Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”.

Sau khi có Nghị quyết, Thành ủy Hà Nội đã có chương trình hành động để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố đã có 8 chương trình công tác lớn của thành ủy đưa nghị quyết của Đại hội vào cuộc sống, trong đó có Chương trình 04-CTr/Thành ủy về phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gia đoạn 2016-2020.

Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là 1 trong nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu của Đảng bộ TP. Hà Nội nhiều nhiệm kỳ, xác định đây là một trong 3 nội hàm quan trọng trong thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” với các chuẩn mực định hướng cơ bản (“Yêu nước, trách nhiệm, tâm huyết với Thủ đô, trung thực, tự trọng, nghĩa tình; có lối sống và nếp sống trong sạch lành mạnh; có tri thức, năng động, sáng tạo, chủ động và vững vàng trong phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, tiêu biểu cho phong cách học tập, lao động mới; có thể chất tốt và luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống”), trong đó nhấn mạnh đến phấn đấu xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, văn minh.

Không chỉ có chức năng tuyên truyền, báo chí cũng có thể giám sát việc thực hiện xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh (ví dụ UBND các cấp) thuộc thành phố Hà Nội, từ đó tuyên truyền biểu dương cổ vũ, động viên kịp thời những tập thể, đơn vị, những người thực hiện tốt, gương điển hình qua đó để họ tiếp tục phát huy, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội đến với cộng đồng

Ở chiều ngược lại, báo chí cũng nêu ra những trường hợp không thực hiện việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, không thực hiện các quy tắc ứng xử, nếp sống văn minh, thanh lịch, những hành vi ứng xử chưa đẹp, thiếu chuẩn mực để họ kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, từ đó giúp cán bộ hiểu dân và gần với dân hơn, đặc biệt là với Hà Nội, Thủ đô của cả nước, phải gương mẫu đi đầu về ứng xử cho cả nước noi theo.

Thực tế, ngay tại cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, thời gian qua, lãnh đạo Sở đã chỉ đạo các phòng, ban tập trung phối hợp với cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên tuyền về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trong đó tập trung phản ánh những nét đẹp về ứng xử nơi công cộng, cổ vũ động viên những nét đẹp nơi công sở, ngoài đường phố; triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng các danh hiệu văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, triển khai quy ước hương ước, nếp sống văn minh đô thị, thực hiện 2 quy tắc ứng xử của Thành phố… nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa giá trị tích cực trong nhân dân Thủ đô.

Đồng thời, các cơ quan báo chí cũng đã thực hiện những những tuyến bài, loạt bài, phóng sự điều tra chống thói hư, tật xấu, hành vi lệch lạc tại công sở, nơi công cộng tại một số phường, xã quận huyện của Hà Nội, từ đó giúp các cán bộ, người lao động tự điều chỉnh hành vi của mình, hoặc là tiếng nói để Thành ủy, UBND TP Hà Nội có những chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời.

Với những người làm báo, đặc biệt là báo chí Thủ đô, để tuyên truyền hiệu quả thì ngay bản thân các cơ quan báo chí cũng phải quán triệt thực hiện nghiêm túc những quy định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh của Thành phố tới toàn thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên người lao động trong cơ quan. Nhiều phóng viên, biên tập viên là những tấm gương trong tuyên truyền phổ biến, lan tỏa những hành động ứng xử văn minh, những nét thanh lịch của Người Hà Nội để văn hóa, văn hiến của Thủ đô và nét đẹp Người Hà Nội mãi trường tồn, là nguồn lực để phát triển Thủ đô.

                                                                                                        SỞ VĂN HÓA & THỂ THAO HÀ NỘI 


Tin cùng chuyên mục

 Hà Nội phấn đấu 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa

Hà Nội phấn đấu 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa

(PNTĐ) - Hà Nội đã đặt ra nhiệm vụ tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 và những năm tiếp theo: 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 65% làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa; 75% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa…
Sự hoà quyện văn hóa Thăng Long- Hà Nội truyền thống và hiện đại

Sự hoà quyện văn hóa Thăng Long- Hà Nội truyền thống và hiện đại

(PNTĐ) - Các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý và cả người dân bình thường khi nói về văn hóa Thăng Long - Hà Nội đều dùng những khái niệm có tính khái quát “Hà Nội nghìn năm văn hiến”, “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn vật”. Các khái niệm đó đã nói đến nguồn vốn văn hóa phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. Chỉ cần điểm qua một số yếu tố của nguồn vốn văn hóa (cũng là nguồn lực văn hóa) đã đủ thấy tiềm năng cho công nghiệp văn hoá Thủ đô lớn đến mức nào.