Mỹ Linh - Mỹ Anh và hành trình “ra biển”

Chia sẻ

17 năm trước, ở tuổi 30, trong phần intro của album “Chat với Mozart”, Mỹ Linh từng gửi gắm vào đó giấc mơ của chị và ekip về một “âm nhạc không biên giới, không màu da” qua giọng rap của Lil Knight.

16 năm sau, Mỹ Anh - cô con gái 19 tuổi của chị, khi cover bản hit “Dancing Queen” của ABBA đã viết nên lời rap: “Mẹ từng bảo tôi rằng, con yêu à, hãy tin vào chính mình/ Hãy nhìn ra thế giới rộng lớn kia và mạnh dạn ước mơ…”.

Năm 28 tuổi, diva “Tóc ngắn” được cho là nữ ca sĩ nhạc nhẹ đầu tiên của Việt Nam nhận được lời đề nghị ghi âm từ một hãng đĩa của Mỹ. Rút ngắn được 9 năm so với mẹ, năm 2021, Mỹ Anh sang Mỹ ở tuổi 19, cũng bằng lời mời từ một hãng đĩa, cho một buổi biểu diễn trực tiếp hiếm hoi được tổ chức giữa thời đại dịch, bên cạnh các tên tuổi đình đám đến từ các nước…

Rút ngắn được 9 năm so với mẹ, năm 2021, Mỹ Anh sang Mỹ ở tuổi 19, cho một buổi biểu diễn trực tiếp hiếm hoi giữa thời đại dịch, bên cạnh các tên tuổi đình đám đến từ các nước…Rút ngắn được 9 năm so với mẹ, năm 2021, Mỹ Anh sang Mỹ ở tuổi 19, cho một buổi biểu diễn trực tiếp hiếm hoi giữa thời đại dịch, bên cạnh các tên tuổi đình đám đến từ các nước…
Đây hẳn nhiên không chỉ là câu chuyện “hậu sinh khả úy” của một gia đình âm nhạc, mà ít nhiều còn có thể coi đây như là bức chân dung thu nhỏ của nhạc nhẹ Việt trên hành trình “ra biển”, trong giấc mơ “âm nhạc không biên giới, không màu da” từng được diva và thế hệ của chị ngập ngừng và lặng lẽ đặt nên những viên gạch đầu từ gần 20 năm trước.

“Hợp đồng ghi âm lúc đó (với Blue Tiger records & Maximus Studios tại California) dự kiến kéo dài 2 năm và khởi đầu khá suôn sẻ bằng việc chúng tôi được tạo điền kiện có mặt tại Mỹ trong liên tục 4 tháng để thử xem liệu mình có cơ hội nào không. Đó phải nói là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với văn hóa Mỹ lâu đến thế, khi được ở trong nhà một nhà sản xuất người Mỹ về sau trở thành bạn bè thân của chúng tôi; được học tiếng Anh, đặc biệt là được luyện phát âm với chuyên gia... Bắt đầu bằng việc thử thu một vài ca khúc tiếng Anh kinh điển, ý định của đối tác cũng như mong muốn của chúng tôi là sẽ phát hành được một album phòng thu Mỹ Linh hát bằng tiếng Anh tại thị trường Mỹ, dự kiến phát hành vào cuối năm 2004…

Vào một ngày đẹp trời, sau chưa đầy 1 năm chính thức gia nhập V-pop, cô tỉnh dậy trên giường và òa khóc vì không tin nổi vào mắt mình trước dòng tin nhắn từ Hãng đĩa 88rising – hãng đĩa chuyên lăng xê các giọng ca đến từ châu Á và tạo cơ hội giúp họ tới Mỹ: Lời mời tham dự Lễ hội Âm nhạc Head In The Clouds tại Los Angeles, 6-7/11, cùng các tên tuổi đình đám.

Nhưng sau đó cũng mới chỉ dừng lại ở một album tiếng Việt, chính là “Made in Vietnam” – album đầu tiên đánh dấu sự hợp tác giữa một ekip người Việt và ekip người nước ngoài (Album này về sau khi phát hành tại Nhật cùng 2 album “Chat với Mozart” và “Để tình yêu hát” đã được bầu chọn là Album của tháng, năm 2007 – P.V). Chưa thể đi được xa hơn, suy cho cùng vẫn là do rào cản ngôn ngữ, văn hóa khiến mình ít nhiều vẫn còn e dè và thiếu đi sự mạnh dạn cần thiết…” – Mỹ Linh nhớ lại. Và đó là lúc diva “Tóc ngắn” đã vào nghề tròn 10 năm, gần như nổi tiếng ngay lập tức với bản hit “Thì thầm mùa xuân” năm 18 tuổi rồi không lâu sau đó là một loạt bản hit khác như “Chị tôi”, “Hà Nội đêm trở gió”, “Tóc ngắn”… và đặc biệt là “Trên đỉnh Phù Vân” – thành công vang dội trên sân khấu chương trình “Duyên dáng Việt Nam 5” (1997)…

Thời của Mỹ Anh thì khác, cô gái 19 tuổi thậm chí không cần tới 10 năm cho giấc mơ “ra biển” của mình. Vào một ngày đẹp trời, sau chưa đầy 1 năm chính thức gia nhập V-pop, cô tỉnh dậy trên giường và òa khóc vì không tin nổi vào mắt mình trước dòng tin nhắn từ Hãng đĩa 88rising – hãng đĩa chuyên lăng xê các giọng ca đến từ châu Á và tạo cơ hội giúp họ tới Mỹ: Lời mời tham dự Lễ hội Âm nhạc Head In The Clouds tại Los Angeles, 6-7/11, cùng các tên tuổi đình đám: CL (2NE1), Keshi, Saweetie, Joji…, nơi về sau cô sẽ trình diễn 4 ca khúc tiếng Anh cùng 1 ca khúc tiếng Việt do cô sáng tác, trong một suất diễn 20 phút dành riêng cho gương mặt GEN Z đến từ Việt Nam. Trước đó, tháng 10, Mỹ Anh trở thành nghệ sỹ thứ 6 của Việt Nam được vinh danh hình ảnh tại Quảng trường Thời Đại, New York, trong chiến dịch EQUAL tôn vinh nữ quyền toàn cầu của Spotify. Trước đó nữa, nối tiếp chị gái Anna, ở tuổi 18, Mỹ Anh lẽ ra đã trở thành SV của trường Berklee – một địa chỉ đào tạo âm nhạc danh giá, nếu không vì COVID. Chia tay tuổi 19 không thể ngọt ngào hơn, cô gái sinh năm 2002 này đón chào tuổi 20 bằng một tin vui “khủng” khác (chưa được phép công bố cụ thể): Một cơ hội quay lại Mỹ, trong một dự án dài hơi hơn, dự kiến sẽ được ra mắt tại Mỹ vào tháng 8 năm nay.

mỹMỹ Anh - Cô gái 19 tuổi thậm chí không cần tới 10 năm cho giấc mơ “ra biển” của mình.

“Quá nhanh, quá nguy hiểm” chính xác là Mỹ Anh của 2021. Trong ca khúc tiếng Anh có tựa đề “Pillar” như một tuyên ngôn về cách quản trị thời gian, quản trị cảm xúc để một người trẻ có thể chững chạc trưởng thành, Mỹ Anh tự tin chia sẻ: “Thử nhìn xem tôi đã trưởng thành bao nhiêu/ Tại sao lại lãng phí thời gian/ Thử nhìn xem tôi đã học được cách bay lên ra sao…”. Một “cách bay” quả là ấn tượng: Thí sinh nhỏ tuổi nhất tại sân chơi The Heroes, lại chính là thí sinh duy nhất dám gánh cùng lúc hai vai trò: Ca sĩ & nhà sản xuất, và cuối cùng đã ngoạn mục giành về ngôi vị Á quân. Cầm tinh con Rắn, chủ nhân của những màn “lột xác” ấn tượng tại The Heroes cùng vẻ ngoài rụt rè nhút nhát nói rằng, cô thích sự mềm dẻo của con vật mình cầm tinh, và sức mạnh tiềm ẩn bên trong thân hình bé nhỏ của nó. Một điểm tương đồng, hẳn vậy, để mà có thể đi lâu, đi xa.

“Tất nhiên là làm sao mình có được nền giáo dục tốt như Mỹ Anh, ngay từ mẫu giáo đã được học ở trường quốc tế, tiếp xúc tiếng Anh từ bé và hơn hết, là môi trường đào tạo tôn trọng cá tính, kích thích sáng tạo và sự phát triển độc lập, tự nhiên của mỗi cá nhân. Đây, mình lớn lên trong một gia đình lao động, bố mẹ đầu tắt mặt tối đi làm suốt ngày, đâu có thời gian chỉ bảo uốn nắn cho mình mấy đâu. Tận năm 28 tuổi mới được biết thế nào là cách phát âm tiếng Anh chuẩn…” – Mỹ Linh so sánh.

“Nếu như ở thời Mỹ Linh, thế hệ 7X mới chỉ được chứng kiến những bước “dạm ngõ” manh nha của internet thì đến thời Mỹ Anh, khoảng cách thế hệ gần 30 năm giữa hai mẹ con đã chứng kiến một sự phát triển như vũ bão của công nghệ số. Thời Mỹ Linh, “diva” được cho là một danh xưng bất thành văn mà nhiều năm sau không có kẻ soán ngôi; thì tới thời của Mỹ Anh, các GEN Z tuyệt nhiên không màng tới danh xưng ấy”. 

Rào cản ngôn ngữ được phá dỡ, đã đành! Nhưng hơn hết, thế hệ GEN Z tại VN còn đồng thời là thế hệ được hưởng ngon lành trái ngọt từ cuộc cách mạng internet và sự bùng nổ của mạng xã hội, các nền tảng nhạc trực tuyến. Nếu như ở thời Mỹ Linh, thế hệ 7X mới chỉ được chứng kiến những bước “dạm ngõ” manh nha của internet thì đến thời Mỹ Anh, khoảng cách thế hệ gần 30 năm giữa hai mẹ con đã chứng kiến một sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, chi phối mạnh mẽ tới đời sống âm nhạc, đặc biệt là nhạc nhẹ. Thời Mỹ Linh, “diva” được cho là một danh xưng bất thành văn mà nhiều năm sau không có kẻ soán ngôi; thì tới thời của Mỹ Anh, các GEN Z tuyệt nhiên không màng tới danh xưng từng được cho là “ngai vàng” ấy. Ngay cả bảng xếp hạng Làn Sóng Xanh lừng lẫy một thời cũng phải ngậm ngùi nhường chỗ cho các công cụ đếm like, đếm view, lượng follow, lượt share… trên đa dạng nền tảng của thời “thế giới phẳng” với những “ông lớn” Facebook, Youtube, Instagram, Spotify… Nhận thức, thẩm mỹ âm nhạc của công chúng Việt do đó cũng được nâng lên đáng kể so với thời từng "ném đá oan" những cách tân, thử nghiệm của những người dám mới, dám khác, dám "Tây hoá". Nhưng cùng đó, còn là "ma trận" của những thủ thuật "định hướng", những chiêu trò câu like, câu view... mà nếu không tỉnh táo, người xem/ người nghe có thể để lãng phí đi một cú nhấp chuột, và bỏ qua những giá trị thật khác giữa lẫn lộn vàng thau.

”Mới ngày nào còn rụt rè gửi ước mơ vào trong lời rap mở đầu album “Chat với Mozart” về một “âm nhạc không biên giới, không khoảng cách…” mà đến nay đã thành hiện thực, với những chuyển động đầy mạnh dạn và tự tin của thế hệ GEN Z. Các bạn trẻ hôm nay phải nói là quá giỏi, khi được trang bị quá nhiều hành trang để đi “ra biển” và các bạn muốn sáng tạo thế nào thì thế giới cũng vẫn đủ rộng cho các bạn, không như thế hệ chúng tôi ngày trước, có cố gắng đi ra ngoài thì cuối cùng cũng chủ yếu quẩn quanh trong cái “ao hẹp, vùng trũng” của mình”, diva nhận định.

“Internet và mạng xã hội quả thật đã trao cho thế hệ chúng tôi quá nhiều cơ hội: cơ hội học hỏi, trau dồi, mở rộng tầm mắt, cập nhật các xu hướng, trào lưu mới; cơ hội quảng bá sản phẩm và kết nối với thế giới bên ngoài bằng các lời mời cộng tác, giao lưu…Nhưng một mặt, nó cũng khiến chúng tôi bị phân tâm và xao nhãng hơn, mà thiếu đi sự lắng đọng cần có của nội tâm”, Mỹ Anh chia sẻ.

Mỹ Anh"Internet và mạng xã hội quả thật đã trao cho thế hệ chúng tôi quá nhiều cơ hội" - Mỹ Anh chia sẻ.

“Nếu như trước đây, “quyền lực” truyền thông có thể nằm trong tay một vài nhà báo, thì giờ đây, mỗi người đều có “một tờ báo” cho riêng mình. Khen hay chê, sáng tạo hay bắt chước… cũng sẽ được phơi bày mồn một trên đó. Một người trẻ do đó có thể nổi tiếng sau một đêm, nhưng cũng có thể bị vùi dập toàn bộ sự nghiệp chỉ sau một trận “ném đá”. Nghệ sỹ giờ bị đòi hỏi quá nhiều phẩm chất, không chỉ hát hay đàn giỏi, mà còn phải biết am hiểu công nghệ, cập nhật xu hướng, từ âm nhạc tới thời trang; phải giành được sự quan tâm của công chúng, được “lượng hóa” cụ thể qua các lượt like, lượt view…; lại phải có được sự thừa nhận một cách bất thành văn của giới làm nghề… - thì quả đúng là khó hơn lên giời. Thường, người ta chỉ có thể làm được 1 trong 2…”, Mỹ Linh nói về cái khó của thời Mỹ Anh.
“Internet giúp chúng tôi đi nhanh, nhưng đôi lúc tôi vẫn muốn được đi chậm lại, để mà lắng đọng. Tôi nhớ hình ảnh bố tôi (nhạc sĩ Anh Quân – P.V) từng ngồi hàng giờ liền trong phòng thu, yên tĩnh tuyệt đối, và bố quả thực đã làm được thật nhiều điều cho mẹ, cho các con và trên hết, là cho âm nhạc, một cách lặng lẽ. Công nghệ số là một phần, nhưng để có thể “ra biển” được ngày hôm nay, tôi và thế hệ của tôi thực sự cần cảm ơn những người đã đặt những viên gạch đầu ấy cho nhạc nhẹ Việt” - Mỹ Anh.

Trong bài hát “Sớm nay mùa xuân” (Album “Chat với Mozart” do nhạc sĩ Dương Thụ đặt lời), Mỹ Linh từng hát về “một ngày đầy nắng sẽ sang”, “và trong giây phút chờ đợi đó, chuyến xe đã dừng nơi bến đỗ”, như là cái kết có hậu của một người biết chờ đợi khoảnh khắc giao thời. Nhưng trên hành trình âm nhạc đựng đầy khát khao xóa nhòa khoảng cách của chị cùng Anh Em, cùng thế hệ của chị và giờ đây là Mỹ Anh cùng thế hệ GEN Z, hạnh phúc sẽ không hẳn là “bến đỗ”, đích đến, mà là cách họ giong buồm, lướt sóng.

THỦY LÊ (thực hiện)
Đạo diễn hình ảnh: Hellos
Nhiếp ảnh: Quang Ming
Stylist: Jin Juin
Trang điểm và làm tóc: Psi
Trang phục: Thuy Design House

Tin cùng chuyên mục