“Ngọc Sơn đêm huyền bí” - Chương trình trải nghiệm đặc biệt

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - "Ngọc Sơn đêm huyền bí" là chương trình trải nghiệm đặc biệt kết hợp giữa sân khấu thực cảnh, mỹ thuật sắp đặt và các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và công nghệ 3D mapping tại khu Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

 Chương trình được xây dựng trên các dữ liệu lịch sử có thật và các huyền thoại đã lưu truyền và tiếp nối qua hàng thế kỷ. Theo Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội, đơn vị đã rất kỳ công và kỹ lưỡng tạo dựng nên một không gian độc đáo có một không hai để phục vụ khán giả cùng du khách trong nước và quốc tế. Cùng với đó là đội ngũ các chuyên gia và nghệ sĩ có uy tín đã tham gia sáng tạo và dàn dựng chương trình dưới sự tư vấn và chỉ đạo của GS. Lê Văn Lan, TS. Nguyễn Doãn Văn, đạo diễn Lê Quý Dương...

“Ngọc Sơn đêm huyền bí” - Chương trình trải nghiệm đặc biệt - ảnh 1
Một không gian độc đáo có một không hai để phục vụ khán giả cùng du khách

Tác giả Kịch bản - Đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ: Tôi đã cùng với đồng đạo diễn và thiết kế âm nhạc cho chương trình, NSUT Đặng Tố Như, tạo nên một hành trình thú vị và từng bước dẫn dắt khán giả và du khách khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp tiềm ẩn, huyền bí vẫn lắng sâu trong từng nét cổ kính của Đền Ngọc Sơn. 

Với độ dài 40 phút, Ngọc Sơn đêm huyền bí được bắt đầu từ khi công chúng bước chân tới Tháp Bút. Khán giả và du khách sẽ được sống trong không gian tôn nghiêm, nơi đạo học và các giá trị nhân văn được tôn vinh. Đi qua Tháp Bút, dọc theo đường Trường Lắng sẽ được trưng bày những hình ảnh và thông tin chi tiết giới thiệu lịch sử của ngôi đền thiêng. Qua màn sương khói huyền ảo của cổng Đài nghiên, khán giả và du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh Đền Ngọc Sơn với cây cầu Thê Húc tươi đỏ. "Điệu múa của mặt trời" được đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng tại đây mang đến cảm nhận thị giác vô cùng lung linh huyền ảo.

“Ngọc Sơn đêm huyền bí” - Chương trình trải nghiệm đặc biệt - ảnh 2
Tiết mục được dàn dựng tại đây mang đến cảm nhận vô cùng lung linh huyền ảo

Từ sân đình Trấn Ba hướng ra mặt hồ Hoàn Kiếm, huyền tích Vua Lê trả gươm Rùa thần được dàn dựng thành một màn sân khấu thực cảnh công phu và độc đáo với thuyền Rồng và biểu tượng Rùa thần nổi lên mặt hồ nhận lại thanh gươm báu. Đây cũng là màn trình diễn hấp dẫn người dân và du khách không chỉ bởi việc sử dụng công nghệ trên mặt nước mà còn bởi tính sử thi huyền bí.

Tham gia chương trình trải nghiệm, du khách được nhập vai vào các nghi lễ văn hóa dân gian truyền thống của người Việt. Chương trình trải nghiệm "Ngọc Sơn huyền bí" sẽ được đưa vào trình diễn phục vụ khách du lịch vào các buổi tối trong tuần. Dự kiến mỗi tối sẽ phục vụ 60-70 khách.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.