Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đi chùa, đền, phủ… cầu an, cầu may dịp đầu năm mới đã thành một nét đẹp văn hoá của người dân Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, chị em phụ nữ rất tích cực diện áo dài đi chùa, góp phần làm tăng vẻ đẹp văn hoá truyền thống…

Năm nay, thời tiết từ ngày mùng 1 Tết rất đẹp, lý tưởng, nắng hửng lên sau chuỗi ngày giá rét nhiệt độ chỉ có hơn 10 độ, vì vậy từ sáng sớm mùng 1, đông đảo người dân ở khắp nơi đã nô nức đi chùa cầu an, cầu may mắn cho gia đình trong năm mới. Sang đến ngày mùng 2 Tết, nhiệt độ lại tăng thêm, nắng đẹp rực rỡ, rất chiều lòng người trong những chuyến du xuân, cầu an, chụp ảnh, thăm hỏi người thân, bạn bè… 

Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 1
Người dân nô nức đến đền Ngọc Sơn chiêm bái ngày mùng 1 Tết. Vừa đi lễ vừa du xuân quanh hồ Hoàn Kiếm

Không còn… vắng lặng như ngày xưa mỗi dịp Tết nguyên đán khi phần lớn người dân về quê đón Tết hoặc đi du lịch, mà ngay từ mùng 1, nội thành Hà Nội đã “đông chật như nêm”.

Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 2
Người dân xếp hàng dài đợi vào chiêm bái và vãn cảnh ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám 

Thực tế, với sự phát triển của nhiều địa điểm du lịch nội đô cùng các hoạt động phong phú dịp Tết đủ sức hấp dẫn người dân tìm đến tận hưởng những ngày Tết bên gia đình, chụp ảnh đẹp đón Xuân, vãn cảnh Xuân như Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu- Quốc Tử Giám…

Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 3
Phố sách Hà Nội 19-2 mở cửa xuyên Tết với nhiều tiểu cảnh trang trí phục vụ du khách du xuân và nhiều chương trình giảm giá đón Xuân

Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày này ở các địa điểm này người dân tới du xuân rất đông, rất nhiều chị em hội tụ mặc áo dài chụp ảnh cùng mùa Xuân. Mặc dù mùng 1 Tết, Hoàng Thành Thăng Long chưa mở cửa nhưng người dân cũng tới rất đông để chụp ảnh bên ngoài di tích, đặc biệt với hình ảnh con Rồng ở đây. Mùng 2 Hoàng Thành bắt đầu mở cửa trở lại đúng vào ngày nắng đẹp nên dự kiến sẽ đón rất đông du khách tới tham quan. 

Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 4
Điện Kính Thiên tại Hoàng Thành Thăng Long sẵn sàng đón người dân, du khách từ ngày mùng 2 Tết 

Hà Nội cũng là nơi quy tụ nhiều chùa chiền, đền, phủ nổi tiếng “thiêng” của cả nước, vì vậy ngày đầu năm người dân cũng chọn đi chùa, đền tại thành phố. Phủ Tây Hồ, chùa Phúc Khánh, đền Ngọc Sơn... từ đêm 30 đến mùng 1 Tết đều rất đông người đến chiêm bái.

Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 5
Càng ngày càng nhiều người dân chọn diện áo dài đi lễ đầu năm, các nghệ sĩ nổi tiếng luôn tiên phong trong việc tăng cường nét đẹp văn hoá truyền thống này. Ảnh: Diễn viên Việt Anh, Phan Minh Huyền, Quỳnh Nga, MC Thái Dũng diện áo dài đi chùa đầu năm. 

Tại một số điểm du lịch gần như Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), người dân cũng đổ về đông đảo vừa kết hợp đi cầu an ở các chùa, đền nổi tiếng khu vực này như chùa Mía, đền Và…và vãn cảnh, du xuân.   

Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 6
Sáng mùng 1, đông đảo người dân đi lễ ở chùa Mía (Đường Lâm, Sơn Tây)

Theo ghi nhận, mặc dù đông đúc nhưng tại các điểm cơ sở thờ tự và di tích đều không xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy. Ai nấy đều rất thong dong, thư thái chiêm bái, vãn cảnh... trong không khí xuân an lành, bình yên. 

Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 7
Người dân xin chữ đầu năm ở chùa Mía
Người dân nô nức đi chùa cầu an dịp đầu năm mới  - ảnh 8
Phong tục đầu năm mua muối vẫn được giữ gìn ở nhiều khu vực chùa, đền, phủ tại Hà Nội 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.