Những ghi chép về Hà Nội - Thăng Long qua 11 thế kỷ lắng hồn sông núi

Chia sẻ

Sau 1 năm phát động, ngày 23/10, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết ký, ghi chép "Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi" trên các ấn phẩm của Báo. Cuộc thi ghi nhận sự tham gia nhiệt tình của nhiều tác giả trong và ngoài nước, trong đó có những cây viết đã ở tuổi xưa nay hiếm.

Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của thành phố Hà Nội chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng thành công Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 63 năm ngày Báo Hà Nội mới ra số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2020).

Các tác giả nhận giải Nhì tại lễ trao giải cuộc thi.Các tác giả nhận giải Nhì tại lễ trao giải cuộc thi.

Dự lễ tổng kết và trao giải có các đồng chí: Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền; Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ Hà Nội) Nguyễn Công Bằng; Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến; đại diện các nhà tài trợ, các tác giả đoạt giải… 

Cuộc thi được phát động từ ngày 24/10/2019, trong 10 tháng diễn ra cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được hơn 200 bài, loạt bài tham gia, không chỉ của tác giả trên địa bàn Hà Nội, mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và kiều bào nước ngoài cũng tham gia.

Trong đó, có không ít tác giả ngoài 80 tuổi, thậm chí có hai tác giả đã ngoài 90 tuổi. Một số cây viết sung sức gửi nhiều bài dự thi; đặc biệt có tác giả gửi 8 bài và loạt bài... Ngoài ra, cuộc thi thu hút sự tham gia của những cây bút chuyên viết về Hà Nội, như: Trần Chiến, Văn Chinh, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Hà Nguyên Huyến...

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng biên tập báo Hà Nội mới, cuộc thi đã thu hút nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng, phản ánh đa dạng các lĩnh vực văn hóa, di sản, kiến trúc, nghệ thuật dân gian, đời sống xã hội... Không chỉ đề cập đến bề dày lịch sử, văn hóa của thành phố nghìn năm tuổi, nhiều bài dự thi còn đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống hôm nay, những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.

Nhiều bài viết mang hơi thở đời sống, chứa chan tình yêu, niềm tự hào cũng như sự thấu hiểu thành phố trên cả những thành tựu và hạn chế đã lan tỏa giá trị tinh hoa ngàn năm của đất kinh kỳ văn hiến và góp thêm tiếng nói xây dựng cho hành trình kiến tạo Thủ đô trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, một điểm đến thanh bình, thân thiện, một đô thị đáng sống. 

BTC đã trao 2 giải Nhì (không có giải Nhất) cho 2 tác phẩm: “Hà Nội của tôi” của nhà văn Văn Chinh và “Khi làng lên phố” của nhà văn Nguyễn Văn Học. Mỗi giải 15 triệu đồng. Ngoài ra, BTC cũng đã trao 3 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho các tác phẩm có nhiều tìm tòi, phát hiện. 

Nhân dịp này, Báo Hà Nội mới đã xuất bản cuốn sách “Thăng Long - Hà Nội: Vượng khí ngàn năm”. Cuốn sách dày 336 trang, trong đó có nhiều trang in ảnh màu, tập hợp 66 bài viết tuyển chọn từ các bài dự thi xuất sắc và bổ sung một số bài ký, ghi chép chất lượng về chủ đề Thăng Long - Hà Nội đăng trên các ấn phẩm của Hà Nội mới thời gian gần đây.

Tại buổi lễ, Báo Hà Nội mới đã bàn giao 1.000 cuốn sách cho Ban Tuyên giáo Thành ủy và bàn giao 1.000 cuốn sách tới Sở GD-ĐT Hà Nội để đưa về thư viện các trường học trên địa bàn thành phố…

QUỲNH ANH

 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”

Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”

(PNTĐ) - Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là hoạt động thiết thực của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Triển lãm giới thiệu 60 tác phẩm được chọn lọc trong hàng trăm tác phẩm sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Trại hè đặc biệt” của con và bố

“Trại hè đặc biệt” của con và bố

(PNTĐ) - Nghệ sĩ Trung Ruồi xem Bố ơi mình đi đâu thế? là cơ hội quý giá để cha con cùng nhau khám phá và lưu giữ những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Một "trại hè đặc biệt" - nơi có tiếng cười, sự sẻ chia và những khoảnh khắc gắn bó không thể nào quên. Anh cho rằng, đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là cùng con đi chơi và cùng nhau lớn lên.
Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

(PNTĐ) - Trước những nỗ lực thực hiện chương trình Talkshow và Biểu diễn Vũ kịch Hạt gạo làng ta của các sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra hôm 14/5, nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã phải xúc động thốt lên: “Tôi xin… lạy! Các bạn làm quá giỏi!”