Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lọt vào top 25 Hoa hậu Thế giới Việt Nam và là Hoa hậu tuổi teen châu Á năm 2019, nhưng Phan Anh Thư không bước chân vào làng giải trí mà theo đuổi con đường hội họa, trở thành họa sĩ trẻ. Cô từng chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều con đường để đạt được mục đích sau cùng. Tuy nhiên con đường tôi cảm thấy tốt nhất, hạnh phúc nhất là vẽ tranh, làm việc góp sức cho cộng đồng".

Phan Anh Thư sinh ra và lớn lên ở Huế, thích vẽ từ năm lên 4 tuổi. Tuy nhiên khi lớn lên Anh Thư thi đậu thủ khoa đầu vào khoa thiết kế nội thất Trường đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Sau này, dù đạt được một số thành tích nhất định ở các cuộc thi sắc đẹp nhưng cô nhận thấy việc tham gia các cuộc thi sắc đẹp không phải là con đường hướng tới những giá trị bản thân mong muốn nên quyết định dừng lại và đi theo đam mê vẽ tranh, trở thành một người trẻ có ích cho cộng đồng.

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời - ảnh 1
Nữ hoạ sĩ Phan Anh Thư

Trên hành trình đi khắp nơi để vẽ tranh, nữ hoạ sĩ đã có dịp tới nhiều vùng cao để dạy vẽ cho các em nhỏ. Từ quyết định thực hiện những chuyến Art tour tặng hộp màu và kết hợp thi vẽ "Ước mơ của em" cho các em vùng sâu, vùng xa tại Lào Cai, Huế, Gia Lai, Lâm Đồng…, Phan Anh Thư đã quyết định thực hiện ước mơ lớn hơn của mình là xây trường, nhà nội trú cho trẻ em vùng cao từ việc bán tranh gây quỹ.

Hiện thực hoá điều đó, trong năm 2023, Anh Thư đã tổ chức triển lãm "Em" trong nửa tháng, giới thiệu 74 bức tranh màu nước trong số 500 bức tranh nữ hoạ sĩ tập trung vẽ hơn một năm qua. Cô cho biết, những bức tranh chọn triển lãm là những bức tiêu biểu, kể lại những câu chuyện trong hành trình xuyên Việt, từ Nam ra Bắc. Mỗi bức tranh là một câu chuyện về văn hóa các vùng miền, con người gặp trên chặng đường đi qua, gắn với các địa danh như Tây Bắc, Hà Nội, Huế, Hội An, TP.HCM…

Được biết, toàn bộ doanh thu từ việc bán tranh, sách tranh được quyên góp cho việc xây dựng trường nội trú tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Phan Anh Thư chia sẻ, hiện cô vẫn đang theo đuổi ước mơ dạy vẽ cho các em nhỏ vùng cao, vùng sâu, vùng xa và triển khai các dự án thiện nguyện cho các em nơi đây về điều kiện học tập, ăn ở sinh hoạt. 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.