Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Chia sẻ

Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người.

Đây là mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành.

Mục đích của Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021- 2025 nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động phát triển văn hóa đọc, đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Kế thừa những kết quả đã đạt được trong triển khai thực hiện Đề án của giai đoạn 2017 - 2020, bổ sung các nội dung mới phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội; gắn việc phát triển văn hóa đọc với việc triển khai Quy hoạch mạng lưới cơ sở xuất bản, in, phát hành, chiến lược phát triển lĩnh vực xuất bản, in và phát hành trong giai đoạn 2021 - 2025 và gắn với việc đẩy mạnh chuyển đổi số.

 Phát triển văn hóa đọc, đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng - Ảnh minh họaPhát triển văn hóa đọc, đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng - Ảnh minh họa

Về nội dung thực hiện, Kế hoạch nêu rõ, tập trung hoàn thiện thể chế gồm: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh trình Chính phủ ký ban hành trong năm 2021; sửa đổi Luật Xuất bản 2012 và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành (thời gian thực hiện 2022-2024)...

Nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản: Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án Chương trình Sách quốc gia trình Chính phủ ký ban hành trong giai đoạn 2021-2025; Đề án phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên cơ sở hạ tầng của hệ thống điểm bưu điện thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam do Bộ TT&TT ký ban hành (thời gian thực hiện năm 2022); Quỹ hỗ trợ xuất bản theo hình thức xã hội hóa; Đề án chuyển đổi số ngành xuất bản, in và phát hành do Bộ TT&TT ký ban hành (thực hiện trong năm 2021); Mạng xã hội kết nối bạn đọc, người làm sách, tác giả (thực hiện trong năm 2023).

Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá và hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản, in và phát hành: Xây dựng Kế hoạch tổng thể quảng bá sách giai đoạn 2021 – 2025; Đề án quảng bá hoạt động xuất bản trên báo, đài, phát triển văn hóa đọc; Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam và Hội sách chào mừng (cả online và thực địa); Tổ chức Triển lãm - Hội chợ sách trong nước và quốc tế; Tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia hằng năm; Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở và không gian mạng; Tổ chức Hội chợ bản quyền với Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á tại Việt Nam...

Kế hoạch trên nêu rõ: Cục Xuất bản, In và Phát hành chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT được phân công căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung được giao tại Kế hoạch này, chủ động tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng; hằng năm gửi báo cáo kết quả triển khai về Cục Xuất bản, In và Phát hành để tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

(PNTĐ) - Trước những nỗ lực thực hiện chương trình Talkshow và Biểu diễn Vũ kịch Hạt gạo làng ta của các sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra hôm 14/5, nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã phải xúc động thốt lên: “Tôi xin… lạy! Các bạn làm quá giỏi!”
Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

(PNTĐ) - Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND tại kỳ họp thứ 22 (khóa XVI), ngày 29/4/2025, ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản và công trình kiến trúc cần được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Đây là bước triển khai cụ thể Luật Thủ đô và các quy định liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.