Phụ nữ và văn hóa “mặc ở nhà”

Chia sẻ

Trên cộng đồng mạng hiện nay đang bùng nổ cuộc tranh luận về câu chuyện phụ nữ mặc đồ bộ ở nhà.

Đồ bộ mặc ở nhà được nhiều hãng thời trang “đầu tư” kiểu dáng đẹpĐồ bộ mặc ở nhà được nhiều hãng thời trang “đầu tư” kiểu dáng đẹp (Ảnh: minh họa)

“Đồ bộ” hay “đồ mặc ở nhà” có thể là một bộ pijama, một bộ đồ đồng dạng từ áo đến quần... Nó cũng có thể là một bộ đồ cực kỳ thời trang (có cả dòng thời trang chuyên đồ mặc ở nhà). Đồ bộ thường có “công năng” phù hợp với nhiều hình thức hoạt động của chị em khi ở nhà. Từ các công việc nội trợ, bếp núc tiếp khách.

Hiểu như vậy về đồ bộ, hay đồ mặc ở nhà, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về cuộc tranh cãi dữ dội xuất phát từ một talkshow. Trong talkshow đó, diễn viên Tuyền Mập trong vai trò MC cùng với 3 MC khác là diễn viên Đại Ngọc Trâm, Triệu Ái Vy và Hana Giang Anh đưa ra quan điểm "Sợ nhất là nhìn hình ảnh của những người mặc đồ bộ đúng kiểu chợ, loại có vải “bèo bèo”. Thậm chí, họ còn lái xe máy chạy vòng vòng, không thể hiểu nổi tại sao có thể mặc bộ đồ như vậy ra đường".

Thật ra những ý kiến đó không hoàn toàn sai, hay xúc phạm những người vốn giản dị, có phong cách bình dân thường mặc đồ bộ đi chợ, hay đi thăm bà con lối xóm. Nhưng các ý kiến ấy rõ ràng không đầy đủ, không phân biệt được “công năng” của các bộ đồ đã vội bày tỏ thái độ khiến chị em phụ nữ bức xúc.

Hãy quan sát những người phụ nữ bình thường ở tầm tuổi trung niên trở lên ở thôn quê hay ở các tổ dân phố trong đô thị. Có lẽ đến 90% thời gian trong ngày là họ mặc những bộ đồ bình thường, mà ta thường gọi là “đồ bộ” cực kỳ đa năng để làm các công việc như: nội trợ, trông con trông cháu, đổ rác, đi chợ… Bộ đồ đó tất nhiên không được trang trọng, lịch sự, nhưng chắc chắn không có gì phản cảm hay vi phạm thuần phong mỹ tục. Vì bộ đồ đó kín đáo đủ điều kiện để ra đường, đi mua bán lặt vặt, hay thăm hỏi, giao tiếp thân mật trong cộng đồng. Với khả năng thích ứng cao (đa năng), bộ đồ mặc ở nhà gắn bó với những phụ nữ và cả nam giới trung niên trong hầu hết thời gian sống của mình. Họ chỉ cởi bỏ bộ đồ đó khi thực hiện những hoạt động mang tính lễ nghi (ăn cỗ, đi thăm người ốm, có khách quý đến nhà…), đi lao động, làm việc…

Nhưng càng ngày người hiện đại ở đô thị thường chỉ mặc đồ ở nhà trong phạm vi ngôi nhà của mình, giới hạn giữa 4 bức tường. Hễ ra khỏi cửa thì đều phải “đóng bộ” tề chỉnh, thật chẳng khác nào “xuất môn như kiến đại tân”. Bởi lẽ đặc thù của cuộc sống đô thị hiện đại là… càng ngày càng hiếm cảnh ra đường tám chuyện với hàng xóm, đi chợ thì cũng bớt dần chợ cóc, chợ tạm mà thường vào các siêu thị, trung tâm hiện đại nên cần chỉn chu hơn. Do đó, có thể nói rằng phạm vi hoạt động của đồ bộ mặc ở nhà càng ngày càng co hẹp lại trong ngôi nhà của phụ nữ hiện đại. Nhưng với phụ nữ trung niên ở thành thị vẫn chuộng đồ bộ, do nó vẫn kín đáo lại dễ sử dụng, thoải mái từ nhà đến chợ, siêu thị, đưa con cháu đi chơi, tụ họp đầu ngõ cuối phố…

Nguyên tắc tối quan trọng của ăn mặc là phải phù hợp với hoàn cảnh và với bản thân người mặc như các cụ xưa có câu: “Y phục xứng kỳ đức”. Đồ bộ mặc nhà giản dị hoàn toàn có thể mặc ra đường nếu ta tranh thủ đi chợ cóc, chợ tạm, tranh thủ tạt qua thăm hỏi, tám chuyện với hàng xóm. Ăn mặc như vậy không những thuận tiện, thoải mái cho bản thân mà người tiếp xúc với mình cũng không thấy “kỳ” khi bỗng nhiên bạn lại mặc áo dài, đóng bộ sơ mi, quần âu ra “tám”.

Cuộc tranh luận về việc có nên mặc đồ bộ ra đường hay không cho thấy, chúng ta ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh. Đồ bộ, bikini, quần bó sát, váy ngắn, áo hai dây… không có thứ nào tự thân nó là “bất lịch sự” hay vi phạm thuần phong mỹ tục cả. Chỉ có người mặc nó một cách không phù hợp gây ra phản cảm mà thôi. Ra bãi biển thì không ai chê trách một cô gái khoe vòng ba với bikini cả, nhưng bộ bikini của Ngân 98 ở quán bar khi biểu diễn DJ tại Hà Nội vừa qua thì không chấp nhận được. Quán bar bị phạt 40 triệu, cô này bị cấm diễn 4 tháng vì ăn mặc phản cảm biểu diễn hoàn toàn xứng đáng.

“Y phục xứng kỳ đức” chính là nguyên tắc vàng của ăn mặc. Và, việc chỉ trích những người mặc đồ bộ của các nghệ sĩ trên talkshow kia rõ ràng có phần phiến diện nên gây bức xúc, phẫn nộ. Nhưng ở góc độ nào đó cũng có tác dụng “cảnh tỉnh” chị em cần chỉn chu ăn mặc hơn trong các giao tiếp xã hội.

MỸ NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.