Sách kể về hành trình ra đời vắc-xin AstraZeneca sẽ đến với độc giả Việt Nam

Chia sẻ

Cuốn sách kể về hành trình phát triển vắc-xin AstraZeneca của hai nhà khoa học nữ Sarah Gilbert và Catherine Green sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt vào tháng 11 tới.

Trong cuộc chiến chống COVID-19, vắc-xin vẫn là thứ vũ khí công hiệu nhất của chúng ta. Hiện nay các quốc gia đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để tăng độ phủ vắc-xin và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Trong chiến dịch tiêm chủng này, vắc-xin phòng COVID-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca (Vương quốc Anh) sản xuất đã đóng một vai trò lớn. Loại vắc-xin này, với giá thành rẻ và ổn định về nhiệt, đã góp phần lớn vào việc tăng độ phủ vắc-xin ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tâm lý lo ngại khi tiêm vắc-xin cũng như không hiểu rõ về các loại vắc-xin phòng COVID-19 đang được sử dụng. Vẫn còn những băn khoăn về hiệu quả của vắc-xin, nhất là trong bối cảnh các biến thể virus mới vẫn đang xuất hiện.

Hai nhà khoa học phát mSarah Gilbert (phải) và Catherine Green bên ngoài Đại học Oxford.Hai nhà khoa học Sarah Gilbert (phải) và Catherine Green bên ngoài Đại học Oxford (Anh).

Đây cũng chính là lý do Cổng thông tin Y học hiện đại (Medinsights) quyết định mua bản quyền và xuất bản cuốn sách "Vaxxers: The Inside Story of the Oxford AstraZeneca Vaccine and the Race Against the Virus" của tác giả Sarah Gilbert và Catherine Green. Cuốn sách sẽ được Alpha Books phát hành vào tháng 11/2021.

Cuốn sách kể về câu chuyện sản xuất vắc-xin Oxford AstraZeneca từ hai trong số các nhà khoa học hàng đầu đã tạo ra nó. Đây là câu chuyện về một cuộc chạy đua - không phải để cạnh tranh với các loại vắc-xin khác hoặc các nhà khoa học khác, mà là chống lại một loại virus chết người và tàn khốc.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Sarah Gilbert, giáo sư ngành vắc-xin tại Đại học Oxford, đã đọc một bài báo về bốn người ở Trung Quốc mắc một chứng viêm phổi kỳ lạ. Trong vòng hai tuần, bà và nhóm của mình đã thiết kế một loại vắc-xin chống lại mầm bệnh mà chưa ai từng thấy trước đây. Chưa đầy 12 tháng sau, việc tiêm chủng đã được triển khai trên toàn thế giới để cứu sống hàng triệu người khỏi COVID-19.

Vắc-xin giữ kỷ lục “từ phòng nghiên cứu đến khi ra thị trường” trước đó là vắc-xin quai bị, được phát triển trong bốn năm vào những năm 1960. Nhưng vì khó khăn trong việc gây quỹ cho nghiên cứu vắc-xin và các rào cản khác nhau trong quản lý, phải mất 10 năm để hầu hết các loại vắc-xin mới được cấp phép. Thậm chí sau đó, chỉ một thông cáo báo chí vội vã hoặc một nhận xét sai lầm của một chính trị gia có thể nhanh chóng khiến mọi công việc khó khăn trước đó bị đổ xuống sông xuống biển.

Cuốn sách được Medinsights mua bản quyền và dự kiến xuất bản phiên bản tiếng Việt vào tháng 11 tới.Cuốn sách được Medinsights mua bản quyền và dự kiến xuất bản phiên bản tiếng Việt vào tháng 11 tới.

Đến với sách, độc giả sẽ được nghe trực tiếp từ Giáo sư Gilbert và đồng nghiệp của bà-Tiến sĩ Catherine Green, khi họ tiết lộ câu chuyện về việc điều chế vắc-xin Oxford AstraZeneca cũng như thứ khoa học tiên tiến và các công đoạn khắt khe nhằm tạo ra loại vắc-xin này.

Trong các chương xen kẽ, được kể từ quan điểm của “Sarah” hoặc “Cath”, tác giả đã chỉ ra họ không phải là “những hãng dược lớn” mà chỉ đơn giản là hai người phụ nữ bình thường cố gắng đạt được một kỳ tích phi thường. Cũng như bao người phụ nữ khác, họ vừa phải đối diện với những căng thẳng hằng ngày khi làm mẹ. Đồng thời, còn là trụ cột trong một lĩnh vực nổi tiếng là không an toàn và được trả lương thấp.

Đó là câu chuyện của hai người phụ nữ khi chiến đấu với đại dịch như những người bình thường trong hoàn cảnh phi thường. Sarah và Cath chia sẻ những khoảnh khắc, tách biệt sự thật ra khỏi những điều hư cấu để giải thích cách tạo ra một loại vắc-xin an toàn trong thời gian kỷ lục trước sự chứng kiến ​​của cả thế giới.

Cầm cuốn sách trên tay, độc giả sẽ thực sự được bước vào không gian của phòng thí nghiệm để tìm hiểu xem khoa học sẽ cứu chúng ta như thế nào khỏi đại dịch và cách chúng ta có thể chuẩn bị cho một đại dịch không thể tránh khỏi tiếp theo.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

(PNTĐ) - Trước những nỗ lực thực hiện chương trình Talkshow và Biểu diễn Vũ kịch Hạt gạo làng ta của các sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra hôm 14/5, nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã phải xúc động thốt lên: “Tôi xin… lạy! Các bạn làm quá giỏi!”
Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

(PNTĐ) - Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND tại kỳ họp thứ 22 (khóa XVI), ngày 29/4/2025, ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản và công trình kiến trúc cần được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Đây là bước triển khai cụ thể Luật Thủ đô và các quy định liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.