Sao mai Thu Hằng: Khát vọng nối dài nhạc cách mạng

Chia sẻ

Quán quân Sao mai dòng nhạc dân gian 2015 - Nguyễn Thu Hằng chính thức phát hành album CD nhạc cách mạng: “Hằng”. Album được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 năm nay. Đây là album cô dành tặng bố mình, một người lính, và khát vọng sẽ lan toả đến thế hệ trẻ những ca khúc cách mạng nổi tiếng.

Sao mai Thu Hằng (áo dài ở giữa) trình diễn ca khúc trong albumSao mai Thu Hằng (áo dài ở giữa) trình diễn ca khúc trong album

Một cách làm mới nhạc cách mạng

Album “Hằng” không chỉ gây bất ngờ khi Thu Hằng hát nhạc cách mạng, bởi cô dường như “đóng đinh” với hình ảnh nữ nghệ sĩ dòng nhạc âm hưởng dân gian nhẹ nhàng, duyên dáng, cô còn mang đến một ấn tượng khi hát nhạc cách mạng theo cách rất riêng, rất mới mà vẫn không làm mất đi tinh thần của ca khúc gốc.

NSND Thu Hiền đã nghe đi nghe lại nhiều lần album của Thu Hằng, xúc động chia sẻ: “Tôi hơi ngỡ ngàng về album, Thu Hằng đã rất chịu khó sáng tạo với một cách hát mà chỉ cần nhắm mắt vào là thấy yên bình, đưa chúng ta trở về với không khí thời đại đã qua một cách nhẹ nhàng. Từ Thu Hằng, tôi thấy âm nhạc thực hiện được sứ mệnh kết nối thế hệ rất tuyệt vời”.

Thu Hằng cho biết: “Mỗi khi được nghe các ca khúc nhạc cách mạng, Hằng luôn cảm thấy tự hào về quê hương đất nước mình, luôn biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu cho hoà bình hôm nay, như thấy mình được học các bài học lịch sử, hiểu hơn những thăng trầm, gian khổ mà đất nước đã trải qua. Chính vì vậy, là một nghệ sĩ trẻ, Hằng nghĩ, mình phải có sứ mệnh tiếp tục đem các ca khúc này tiếp cận với đông đảo thế hệ khán giả trẻ, cùng các bạn trẻ nối dài mãi những bài học lịch sử qua âm nhạc, để ngọn lửa yêu và tự hào về quê hương đất nước, con người Việt Nam luôn cháy bỏng. Đó là khát vọng và cũng là thông điệp mà Hằng gửi đến khán giả qua album”.

Trên con đường sự nghiệp của mình, Thu Hằng luôn định hướng cho mình một lối đi riêng biệt, đó là trẻ hoá những ca khúc âm nhạc mang âm hưởng dân gian nhằm chinh phục khán giả trẻ. Việc bất ngờ “rẽ lối” sang nhạc cách mạng ở dự án lần này của Thu Hằng cũng không nằm ngoài nỗ lực bền bỉ ấy.

Tinh thần làm mới của “Hằng” cũng đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của những chàng trai của nhóm nhạc Oplus - nhóm nhạc khách mời duy nhất trong dự án. “Theo quan điểm của chúng tôi, trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam, bên cạnh việc sáng tạo với âm nhạc hiện đại, thì người làm âm nhạc cũng cần có vai trò bảo tồn các dòng nhạc có giá trị lịch sử quý báu. Chúng tôi không ủng hộ những lối đi cũ kỹ, và ngược lại, rất hứng thú với những cách làm mới để góp phần gìn giữ kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam nói chung và nhạc cách mạng nói riêng. Có những người trẻ táo bạo làm mới như Thu Hằng thì chúng tôi tin âm nhạc truyền thống Việt Nam sẽ được nối dài mãi…” - nhóm OPlus nói.

Điều đẹp đẽ từ sự trường tồn

Không chỉ gây bất ngờ về cách hát nhạc cách mạng tươi mới, trẻ trung, album của Nguyễn Thu Hằng còn khiến công chúng đặt nhiều dấu hỏi với chính cái tên của album”: “Hằng”.

Sao mai Thu Hằng lý giải, “Hằng” cũng có nghĩa là trường tồn, với mong muốn các tác phẩm nhạc cách mạng sẽ sống mãi. Không những thế, tên gọi và hình ảnh album với một Thu Hằng có suối tóc thề đen nhánh còn ẩn chứa vẻ đẹp sâu thẳm của người con gái Việt Nam trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. "Hằng" nghĩa là ánh trăng, một hình ảnh có sức gợi đến "Mảnh trăng cuối rừng" của nhà văn Nguyễn Minh Châu mà nhiều thế hệ trẻ đã say mê từ trong các trang sách giáo khoa phổ thông.

Hình ảnh nhân vật Nguyệt và tình yêu của cô với người lính lái xe trong bom đạn khốc liệt trên đường Trường Sơn hiện lên lung linh huyền ảo, chập chờn ấn hiện như Mảnh trăng cuối rừng. Trong bối cảnh đó, hình ảnh cô thanh niên xung phong với từng sợi tóc đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao" đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.

Với nỗ lực của mình, album “Hằng” của Nguyễn Thu Hằng là một trong những sản phẩm ít ỏi chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó không phải là sản phẩm mang tính kỷ niệm, mà đó là sản phẩm thể hiện sự biết ơn của một người trẻ đối với thế hệ cha anh đã ngã xuống vì hoà bình, độc lập hôm nay.

Bài và ảnh Hoàng Nhi 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.