Thi sắc đẹp - có nên trăm hoa đua nở?

Chia sẻ

Thi sắc đẹp, mở ra hay đóng lại? Một câu hỏi đã đặt ra không biết bao nhiêu lần, vì chúng ta từng mở rồi đóng, đóng rồi lại mở. Giờ đây, Dự thảo mới nhất được soạn thảo trên cơ sở kế thừa Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP lại được cho là sẽ “mở toang” các cuộc thi sắc đẹp.

1. Thi sắc đẹp, mở ra hay đóng lại? Một câu hỏi đã đặt ra không biết bao nhiêu lần, vì chúng ta từng mở rồi đóng, đóng rồi lại mở. Giờ đây, Dự thảo mới nhất được soạn thảo trên cơ sở kế thừa Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP lại được cho là sẽ “mở toang” các cuộc thi sắc đẹp.

Theo dự thảo Nghị định mới thì các cuộc thi nhan sắc sẽ ngày càng trắm hoa đua nở.Theo dự thảo Nghị định mới thì các cuộc thi nhan sắc sẽ ngày càng trắm hoa đua nở. (Ảnh minh họa).

Dự thảo Nghị định mới gồm 6 chương, 44 điều, quy định nhiều vấn đề mới, trong đó đáng chú ý là các cuộc thi Hoa hậu trong nước sẽ không bị giới hạn số lượng, việc đi thi quốc tế có thể được nới lỏng. Theo đó, với các cuộc thi sắc đẹp trong nước, dự thảo nghị định theo hướng khoanh vùng các cuộc thi. Cục chỉ cấp phép cuộc thi hoa hậu quốc tế tại Việt Nam hoặc cuộc thi cấp quốc gia. Các cuộc thi do đơn vị, công ty tổ chức tại địa phương sẽ do địa phương cấp phép.

Nếu như Nghị định 79 hiện hành quy định chỉ top 3 người đẹp đạt danh hiệu các cuộc thi trong nước mới được dự thi quốc tế, thì dự thảo Nghị định mới, chỉ cần những người đẹp này có giấy mời, đáp ứng yêu cầu của ban tổ chức cuộc thi quốc tế sẽ được tham gia.

Thêm vào đó, cơ quan quản lý cũng sẽ không giới hạn số lượng, quy mô các cuộc thi trong nước. Thay vì trước nay, mỗi năm chỉ có hai cuộc thi nhan sắc cấp quốc gia, ba cuộc thi cấp vùng, ngành và một cuộc thi cấp tỉnh được cấp phép.

2. Mặc dù mới chỉ là dự thảo, nhưng những đề xuất được xem là cởi mở nêu trên lại khiến nhiều người giật mình, không khỏi lo lắng vì sự lợi bất cập hại. Cái hại có lẽ là cái dễ thấy nhất, bởi không chỉ trong dư luận mà ngay trên diễn đàn Quốc hội cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đang “loạn” các cuộc thi sắc đẹp. "Gần như không có cuộc thi người đẹp, người mẫu nào mà không có lùm xùm, rất tốn giấy mực trên báo chí" - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển từng bày tỏ lo ngại nếu phân cấp cho các địa phương quản lý, cấp phép các cuộc thi này.
Không những thế, vừa qua, việc một số người đẹp, thậm chí có danh vị liên quan đến các đường dây bán dâm càng khiến cho dư luận bức xúc vì sự dễ dãi đến thương mại hóa trong việc trao các danh hiệu này.

Thế nên, “mở toang” các cuộc thi sắc đẹp là điều đáng lo ngại và chưa nên. Bởi, chúng ta vẫn rất cần có những định hướng dư luận về tiêu chí và chuẩn mực của các cuộc thi sắc đẹp, hình ảnh của các cô người đẹp đã đạt danh hiệu. Việc này sẽ đồng thời ngăn chặn tình trạng thương mại hoá các cuộc thi, mua bán giải, ngăn chặn những “con sâu làm rầu nồi canh” đem danh hiệu hoạt động phi pháp.

3. Một điều cực kỳ quan trọng để dẹp “loạn” thi sắc đẹp chính là cần nâng cao dân trí, thay đổi cách nhìn về các cuộc thi Hoa hậu và các “biểu tượng sắc đẹp”.

Có thể thấy, các hoạt động thi sắc đẹp là do nhu cầu văn hóa giải trí của xã hội. Khi xã hội tiến tới sự văn minh, hiện đại, thì nhu cầu này cũng có sự thay đổi rất rõ rệt, với tính chất giải trí ngày càng lấn át. Vậy nên, trên thế giới, ngoài các cuộc thi sắc đẹp lớn, thì cũng có nhan nhản các cuộc thi được tổ chức khá cởi mở, thậm chí trong các hội chợ, triển lãm cũng có thể tổ chức thi sắc đẹp, trao đủ loại danh hiệu mà hoàn toàn không bị giới hạn về quy mô, hay tên gọi danh hiệu.

Cần phải hiểu rằng, giá trị của một danh hiệu sắc đẹp (hoa hậu, á hậu) không phụ thuộc vào cái tên gọi mà phụ thuộc vào “thương hiệu” của cuộc thi tạo ra danh hiệu đó. Vì vậy, ta cần phải nhận thức rõ, hoa hậu là hoa hậu của cuộc thi nào, chứ không đánh đồng các loại hoa hậu với nhau, rồi hễ thấy có tên cô hoa hậu/á hậu nào dính “chàm” là cho rằng “loạn”. Với trình độ dân trí cao, việc có “mở toang cửa” cho các cuộc thi hoa hậu cũng không có chuyện loạn hoa hậu. Loạn là do cách nhìn của người không phân biệt được giá trị của thương hiệu các cuộc thi mà đánh đồng các loại hoa hậu với nhau. Vì thế, điều đáng trông đợi là chúng ta nên thay đổi cách nhìn về các cuộc thi sắc đẹp.

Và, nếu có mở thì cũng chỉ nên tập trung xây dựng thương hiệu mang tính “quốc gia” cho một vài cuộc thi hoa hậu giàu truyền thống, uy tín và đặt những trọng trách văn hóa to lớn lên vai họ. Còn lại, các cuộc thi khác thì có thể cho phép tổ chức theo nhu cầu của xã hội, và quản lý nó như một hoạt động giải trí bình thường.

MỸ NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.
Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?
 Văn hóa, du lịch, thể thao 6 tháng đầu năm: Nhiều điểm sáng, chuyển biến tích cực

Văn hóa, du lịch, thể thao 6 tháng đầu năm: Nhiều điểm sáng, chuyển biến tích cực

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Bộ VHTTDL và trực tuyến tới 34 điểm cầu tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.