Thưởng thức tác phẩm mỹ thuật quý qua ‘trợ lý thông minh’

Chia sẻ

Với ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA, chỉ cần có điện thoại di động hoặc máy tính bảng có kết nối internet, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào du khách cũng có thể khám phá 100 tác phẩm tiêu biểu trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra mắt ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA trợ giúp người tham quan trực tuyến hoặc trực tiếp tại bảo tàng.  

Ứng dụng này gồm audio, bài viết và ảnh, được tích hợp trên cả hai nền tảng Android và iOS, sử dụng công nghệ quét mã QR và định vị iBeacon. Ứng dụng có thuyết minh tự động, cho phép xem hình ảnh chất lượng cao của tác phẩm, đọc nội dung bài giới thiệu, xác định chính xác vị trí trưng bày hiện vật, xem sơ đồ hệ thống trưng bày, phân biệt các phòng đã, đang và chưa tham quan bằng màu sắc…

Với chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng có kết nối internet, du khách có thể tự do khám phá 100 tác phẩm tiêu biểu trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.Với chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng có kết nối internet, du khách có thể tự do khám phá 100 tác phẩm tiêu biểu trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chỉ với chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng có kết nối internet và trả phí sử dụng ứng dụng 50.000 đồng/lượt, du khách có thể tự do khám phá 100 tác phẩm tiêu biểu trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Đặc biệt, thời lượng cho mỗi lần sử dụng lên đến 8 giờ, với 8 ngôn ngữ gồm Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha và Italy.

Ứng dụng iMuseum VFA là kết quả của dự án xã hội hóa, xuất phát từ nhu cầu cải thiện chất lượng tham quan cho du khách, đồng thời nắm bắt được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản mỹ thuật nói riêng.

Đây cũng là bước cụ thể hóa chủ trương của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng quốc gia có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện, bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 hiện vật, là những minh chứng sinh động cho dòng chảy phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền-sơ sử đến ngày nay, trong đó có 9 bảo vật quốc gia.

QUANG MINH

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.