Tọa đàm “Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt” và bài học ý nghĩa cho học sinh

NAM PHONG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 7/3, tại trường Phổ thông liên cấp Alfred Nobel đã diễn ra cuộc tọa đàm ý nghĩa về “Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt”. Tọa đàm mang ý nghĩa như món quà tri ân sâu sắc dành tặng những người mẹ nhân ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.

Tham dự tọa đàm có Nhà thơ Trần Đăng Khoa- Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ - Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Nhà thơ, nhà báo Bình Nguyên Trang… cùng các thầy cô giáo và đông đảo học sinh của trường Alfred Nobel.

Các vị khách mời đã có những chia sẻ chân tình, sâu sắc về hình ảnh người mẹ từ văn học đến đời sống.

Tọa đàm “Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt” và bài học ý nghĩa cho học sinh  - ảnh 1
Các vị khách mời chia sẻ với học sinh về hình tượng người mẹ trong thi ca Việt Nam 

Qua những nghiên cứu của mình, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ đã giúp các em học sinh hiểu thêm về hình tượng người phụ nữ trong văn học từ thời phong kiến đến nay để thấy rõ hơn sự hy sinh cũng như những thiệt thòi, vất vả của họ trong chế độ cũ còn nhiều bất công.

Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ cho biết, thời phong kiến hình tượng người phụ nữ, người mẹ chưa xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học, nhưng đến thời kỳ hiện đại hình ảnh người phụ nữ, người mẹ ngày càng được quan tâm, đề cập đến nhiều hơn trong thi ca, khắc học đậm nét về những đức tính cao đẹp, sự hy sinh và lòng bao dung vô bờ của họ.

Đặc biệt là ở thời chiến tranh, những người mẹ trong chiến tranh luôn sẵn sàng hy sinh, chiến đấu bảo vệ đàn con của mình, kiên cường đấu tranh bảo vệ đất nước… được thể hiện qua nhiều tác phẩm rất xúc động. Những chia sẻ của Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ đã mở ra cho các em học sinh nhiều hơn những góc nhìn về hình ảnh người mẹ trong thi ca, rất ý nghĩa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ, mẹ và những câu chuyện bất tận bên mẹ chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên rất nhiều bài thơ hay từ bé đến giờ. “Viết về mẹ bao giờ cũng hay”- Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định. Cùng với những chia sẻ về các tác phẩm thơ hay về mẹ, nhà thơ Trần Đăng Khoa khiến các em học sinh lắng lại suy nghĩ khi ông kể những chuyện về mẹ ông đã dạy dỗ các con như thế nào để trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội.

Đặc biệt là những chuyện kể về sự bao dung, thương người của mẹ ông đã ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến lối sống, tâm hồn của các con khi trưởng thành như thế nào đã tạo ấn tượng mạnh với các bạn học sinh. Nhà thơ cũng không quên đem lại những giây phút sôi động, phấn khích khi pha trò, gợi chuyện giao lưu với các em.

Tọa đàm “Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt” và bài học ý nghĩa cho học sinh  - ảnh 2
Nhà thơ Trần Đăng Khoa giao lưu thân tình với học sinh khiến các em rất thích thú 

Nhà thơ, nhà báo Bình Nguyên Trang đến với các em học sinh của Alfred Nobel với tâm thế của một người mẹ cũng có con trạc tuổi các bạn học sinh tham dự tọa đàm, để từ đó bàn về mẹ trong thi ca và các bài học về tình yêu dành cho mẹ hết sức gần gũi, thân thuộc.

Trước những câu chuyện, những chia sẻ của các khách mời, một em học sinh tham dự tọa đàm đã xúc động nói, trước đây em thấy mình ở nhà còn chưa ngoan, đôi lúc còn cáu cả với mẹ của mình. Nhưng, khi được nghe những chia sẻ của các vị khách mời, em thấy có lỗi với mẹ và hứa sẽ sửa sai, sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn.

Tác động tích cực từ buổi tọa đàm cũng chính là mong muốn của những người tổ chức. Đó là không chỉ đem đến một buổi học ngoại khóa sống động, ý nghĩa là còn lay chuyển được nhận thức của nhiều bạn học sinh trong cuộc sống thường nhật khi ứng xử với cha mẹ mình.

Tọa đàm “Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt” và bài học ý nghĩa cho học sinh  - ảnh 3
Đông đảo các em học sinh tham dự tọa đàm ý nghĩa này 

Tại buổi tọa đàm, Ban Giám hiệu trường Alfred Nobel cũng đã trao giải cho các tác phẩm thơ văn viết về mẹ mà nhà trường đã phát động trong các em học sinh thời gian ngắn trước đó. Các em học sinh đã đọc những tác phẩm của mình và nhận được lời góp ý, nhận xét của các nhà thơ, nhà văn ngay tại buổi tọa đàm khiến các em rất thích thú.

Các tác phẩm của các em cũng đã minh chứng sắc nét thêm về hiệu quả lan tỏa thông điệp tình yêu dành cho mẹ không dừng lại ở những trang sách mà đã đến với đời sống học sinh thông qua chương trình của Nhà trường như thế nào.

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.