12 người phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin Astrazeneca được theo dõi, xử trí kịp thời

Chia sẻ

Thông tin trên được GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trao đổi bên lề buổi tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 COVIVAC sáng 15/3, tại đại học Y Hà Nội.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa. (Ảnh: Đặng Thanh)

Theo thống kê của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (tính đến sáng 15/3), hoạt động tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 Astrazeneca đã được triển khai trên 11.000 đối tượng, thuộc nhóm ưu tiên theo quy định.

“Người tham gia tiêm chủng vắc-xin được chúng tôi theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm. Trong đó có 11 trường hợp phản ứng nặng đã được xử trí kịp thời, sức khỏe ổn định, tiếp tục công tác bình thường. Những trường hợp này rải rác ở nhiều nhóm khác nhau, đều không có bệnh nền nghiêm trọng” - GS.TS Đặng Đức Anh cho biết.

Cho đến thời điểm này Việt Nam đã tiêm dược trên 11.000 liều vắc-xin ngừa Covid-19 Astrazeneca (khoảng 1/10); dự kiến cuối tháng 3 sẽ hoàn thành tiêm chủng đợt đầu tiên. Ngay sau đó, chúng ta sẽ có tiếp vắc-xin theo cơ chế Covax nhập về. Cụ thể, cuối tháng 3 có khoảng 1,4 triệu liều; tháng 4 có 2,5 triệu liều. Tổng kế hoạch sẽ có 150 triệu liều.

Vắc-xin Astrazeneca đã được triển khai ở nhiều nước châu Âu. Mới đây, sau khi xuất hiện 1 lô gây phản ứng nghiêm trọng cho người tiêm, 9 quốc gia đã quyết định tạm dừng tiêm vắc-xin Astrazeneca để tiếp tục điều tra. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan Dược phẩm châu Âu, chưa có bằng chứng liên quan giữa vắc-xin và phản ứng phụ nghiêm trọng gặp phải khi tiêm, đặc biệt là hiện tượng đông máu.

“Tại Việt Nam, chúng ta chưa gặp trường hợp như ở châu Âu, chủ yếu là phản ứng nhẹ như sốt cao, tăng huyết áp và một số phản ứng khác. Bởi vậy, chúng ta sẽ tiếp tục triển khai tiêm vắc-xin Astrazeneca và theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm để đánh giá và bảo đảm tính an toàn. Tại các địa phương ghi nhận trường hợp phản ứng nặng, Bộ Y tế đã thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá nguyên nhân và có giải pháp xử trí” - GS.TS Đức Anh nói.

Về kế hoạch cụ thể, GS.TS Đặng Đức Anh thông tin: Việt Nam đã nhập về 117.000 liều vắc-xin Astrazeneca và có kế hoạch phân bổ đi các địa phương ưu tiên vào những nơi có dịch bệnh, các lực lượng như quân đội, công an. Chúng tôi đã triển khai tiêm ở một số tỉnh và sẽ tiếp tục tiêm theo đúng kế hoạch.

Tất nhiên, tiêm vắc-xin sẽ có 1 tỷ lệ nhất định phản ứng sau tiêm. Qua theo dõi các nước trên thế giới, 26% trường hợp có phản ứng thông thường, 0,7% phản ứng nặng với vắc-xin ngừa Covid-19. Tỷ lệ này nhìn chung nằm trong khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như WHO và các tổ chức liên quan đến đảm bảo an toàn sau khi tiêm vắc-xin. WHO cũng có khuyến cáo chúng ta nên cân nhắc lợi ích của vắc-xin và nguyên cơ của dịch bệnh từ đó có biện pháp tốt nhất cho người dân.

“Trong tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ phản ứng với trẻ em dưới 5 tuổi hầu như không cao. Với vắc-xin Covid-19, đối tượng tiêm từ 18 tuổi trở lên nên chúng ta vừa tiêm vừa đánh giá tính an toàn và tiếp tục theo dõi ở các nước đang tiêm khác. Tôi nghĩ mỗi quốc gia đều có chính sách, chiến lược để triển khai công tác phòng chống dịch” - GS.TS Đặng Đức Anh chia sẻ.

 THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỳ 2: Nhiều khó khăn trong thực thi chính sách

Kỳ 2: Nhiều khó khăn trong thực thi chính sách

(PNTĐ) - Ở nước ta, chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi (NCT) luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng, thể hiện trong nhiều chính sách đãi ngộ, chăm sóc người cao tuổi. Tuy nhiên, tốc độ “già hoá” dân số tăng nhanh đang bộc lộ không ít “khoảng trống” đòi hỏi cần điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách để hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn.