2-3% trẻ dưới 1 tuổi dị ứng đạm sữa bò

Chia sẻ

Theo GS.TS.BS Nguyễn Gia Khánh - Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, tỷ lệ dị ứng đạm sữa bò trên thế giới dao động từ 2-3% ở trẻ dưới 1 tuổi và có xu hướng ngày càng tăng lên đặc biệt tại các nước đang phát triển.

Thông tin trên được các chuyên gia chia sẻ, trao đổi tại buổi hội thảo khoa học trực tuyến  “Cập nhật chẩn đoán sớm, xử trí và phòng ngừa dị ứng đạm sữa bò” do Hội Nhi Khoa Việt Nam phối hợp với Mead Johnson (Anh) tổ chức mới đây.

Cụ thể, GS TS.BS Khánh cho biết, dị ứng đạm sữa bò là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thể chất và chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình.

Các chuyên gia tham dự buổi hội thảo trực tuyến.Các chuyên gia tham dự buổi hội thảo trực tuyến.

Trên thế giới, tỷ lệ dị ứng đạm sữa bò trên thế giới dao động từ 2-3% ở trẻ dưới 1 tuổi và có xu hướng ngày càng tăng lên đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam chưa có dữ liệu thống kê toàn quốc nhưng theo một số nghiên cứu năm 2013 thì tỷ lệ dị ứng đạm sữa bò là 2,1% ở trẻ dưới 3 tuổi.

“Các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò không đặc hiệu và rất dễ chẩn đoán nhầm với các rối loạn tiêu hóa chức năng của dạ dày ruột, ngoài ra dị ứng đạm sữa bò chưa có xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu vì vậy nếu không có cách tiếp cận hợp lí sẽ làm tăng tỷ lệ chẩn đoán muộn hay chẩn đoán quá mức dẫn đến các biện pháp điều trị không phù hợp”, GS Khánh nói và cho biết thêm ở các trẻ dị ứng đạm sữa bò, vai trò của lợi khuẩn LGG- Lactobacillus rhamnosus GG (có tác dụng ngăn chặn và điều trị những bệnh về tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa) được chứng minh lâm sàng giúp tăng dung nạp và giảm các tiến triển dị ứng rõ rệt hơn so với các công thức đạm thủy phân không có LGG.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, TS.BS Hoàng Lê Phúc - Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng nhi Việt Nam cũng cho biết LGG được xem là chủng lợi khuẩn lý tưởng với các nghiên cứu lâm sàng uy tín giúp trẻ dị ứng đạm sữa bò đạt được dung nạp miễn dịch tốt hơn. 

Khi bổ sung LGG vào công thức đạm thủy phân toàn phần sẽ giúp trẻ dị ứng sữa bò dung nạp sớm hơn, trẻ có thể ăn lại sữa bò và các chế phẩm từ sữa sớm hơn công thức thủy phân toàn phần thông thường, đồng nghĩa với việc tăng tính đa dạng thức ăn và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, công thức đạm thủy phân toàn phần có bổ sung LGG còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác trong tiến trình dị ứng như hen suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng. 

“Việc điều trị dị ứng đạm sữa bò đòi hỏi quá trình lâu dài và đương nhiên tốn kém chi phí nên bên cạnh hiệu quả về điều trị triệu chứng ở trẻ dị ứng đạm sữa bò, hiệu quả về kinh tế y tế cũng được quan tâm và đánh giá”, ông Phúc nói và cho hay: Các nghiên cứu tại Đại học King, London của Anh đã cho kết luận việc sử dụng sữa công thức đạm thủy phân toàn phần có bổ sung LGG cho thấy có hiệu quả chi phí tốt hơn so với công thức đạm thủy phân toàn phần đơn thuần hay công thức chỉ chứa axid amin. Vì lựa chọn này giúp giải phóng nguồn lực chăm sóc sứa khỏe để có thể sử dụng cho các mục đích y tế khác, giúp cắt giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để điều trị dị ứng.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng khuyến cáo trẻ dị ứng đạm sữa bò cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp hạn chế đạm sữa bò vì vậy bú mẹ hay sữa đạm thủy hoàn toàn là lựa chọn thích hợp cho trẻ. Với những sản phẩm sữa công thức thủy phân toàn phần bổ sung Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) có thể giúp 59% trẻ dung nạp được sữa bò sau 6 tháng và 79% trẻ dung nạp được sữa bò sau 12 tháng cũng như giảm 49% nguy cơ tiến triển các dị ứng khác so với sữa thủy phân toàn phần không chứa LGG sau 36 tháng.

 THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.