Bạn biết gì về ung thư vú?

Chia sẻ

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, nước ta có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 người mắc, chiếm tỷ lệ 11,8%. Cũng trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 9.345 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng phân chia mạnh, xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Đối tượng có nguy cơ bị ung thư vú?

Nguy cơ ung thư vú tăng lên ở các phụ nữ nhiều tuổi, nhất là ở độ tuổi từ 40 trở lên; Ở nữ giới cao gấp 100 lần nam giới. Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khi gia đình có người thân mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, có người thân mắc ung thư vú dưới 50 tuổi hoặc có đột biến gen BRCA1, BRCA2.

Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến tăng số lượng kì kinh như mang thai sau 30 tuổi, có kinh sớm trước 13 tuổi, mãn kinh muộn sau 50 tuổi hoặc không cho con bú... đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Một số yếu tố khác như: Thừa cân, béo phì, sử dụng hormone ngoại sinh, người có tiền sử mắc các bệnh vú lành tính...

Bạn biết gì về ung thư vú? - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Cách phòng ngừa ung thư vú

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chúng ta cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh.

Theo đó, chúng ta nên giảm một số chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích… tránh ăn mỡ, da động vật, thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia, đồ uống có ga; Bổ sung đầy đủ chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) trong khẩu phần ăn hàng ngày; Ăn nhiều rau củ quả, nhất là những loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn…; Không hút thuốc lá; Duy trì lối sống lành mạnh, đồng thời khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra bất thường ở vú và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để phát hiện ung thư vú?

Ung thư vú thường sẽ xuất hiện những triệu chứng sau: Đau vùng vú (cảm giác đau có thể là đau dấm dứt không thường xuyên, thi thoảng đau nhói theo kiểu kim châm); Chảy dịch đầu vú (có thể chảy, dịch lẫn máu); Tự sờ thấy khôi u vùng vú hoặc hạch vùng hố nách.

Đối với các khối u vú giai đoạn muộn có thế thấy các triệu chứng do khối u vú xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da, gây chảy dịch, mùi hôi thối.

Triệu chứng của các cơ quan đã di căn: Nhiều người bệnh đến khám với các triệu chứng của bệnh giai đoạn muộn, đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như: Di căn xương gây đau xương, di căn não gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt...

Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, gầy sút cân, đôi khi biểu hiện sốt.
Khi gặp những triệu chứng bất thường về tuyến vú, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Ths.BS Nguyễn Cảnh Chương
(Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến,
BV Phụ sản Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Sởi ở người lớn

Sởi ở người lớn

(PNTĐ) - Không còn là căn bệnh “của trẻ con”, sởi đang quay trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người lớn. Nhiều bệnh nhân trưởng thành nhập viện trong tình trạng nguy kịch, gặp các biến chứng như viêm phổi nặng, tiêu chảy cấp, thậm chí suy hô hấp tiến triển (ARDS) phải can thiệp bằng kỹ thuật ECMO.
Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

(PNTĐ) - Mới đây, Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đến thăm, khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội.