Biến thể Covid-19 ở Ấn Độ đã phát hiện ở ít nhất 17 nước

Chia sẻ

Nhật Bản ngày 28/4 đã cảnh báo các biến thể kép B.1.617 của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ dường như dễ lây lan hơn, đồng thời kêu gọi người dân ở nhà trong kỳ nghỉ dài vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Ảnh minh họa. Nguồn: IntẢnh minh họa. Nguồn: Int

Theo Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thế giới hiện ghi nhận tổng cộng 149.414.444 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3.151.287 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 127.575.700 người, 18.687.457 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 111.122 ca nguy kịch.

Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay do đại dịch COVID-19 gây ra khi số ca mắc mới được ghi nhận ở mức cao kỷ lục và số ca tử vong vượt mốc 200.000. Các chuyên gia lo ngại số ca mắc COVID-19 thực tế ở nước này có thể cao gấp 30 lần con số báo cáo, lên hơn nửa tỷ người.

Ngày 27/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, đến nay biến thể B.1.617 có nguồn gốc tại Ấn Độ đã được phát hiện trong hơn 1.200 chuỗi trình tự gene có trên dữ liệu mở GISAID của ít nhất 17 nước.

Nhật Bản ngày 28/4 đã cảnh báo các biến thể kép B.1.617 của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ dường như dễ lây lan hơn, đồng thời kêu gọi người dân ở nhà trong kỳ nghỉ dài vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Hiện tại, Nhật Bản đã phát hiện 21 ca nhiễm biến thể kép B.1.617, trong đó có 01 người trong nước và 20 người được phát hiện trong quá trình kiểm dịch ở sân bay.

Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 168 ca, Philippines ghi nhận 63 ca, Malaysia thêm 13 ca, Thái Lan thêm 15 ca và Campuchia ghi nhận 3 ca.

Chiều 28/4, Lào đã ghi nhận thêm 93 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tập trung tại 4 tỉnh/thành phố gồm thủ đô Viêng Chăn (75 trường hợp), Champasak (11 trường hợp), Luang Prang (4 trường hợp) và Savannakhet (3 trường hợp).

Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất tại Lào mới chỉ 1 năm 6 tháng tuổi. Trước những diễn biến phức tạp khi dịch đã lan rộng tới 15/18 tỉnh, thành phố, Bộ Công Thương đã yêu cầu tạm thời đóng cửa tất cả các nhà máy may mặc và sản xuất giày dép trên cả nước ít nhất đến ngày 5/5.

Trong một nỗ lực kêu gọi người dân tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định từ ngày 5/5 tới, những người đã tiêm xong vaccine phòng COVID-19 tại Hàn Quốc sẽ không phải cách ly tại nhà 2 tuần sau khi nhập cảnh dù tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.