Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em luôn được chú trọng

Chia sẻ

Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các Bộ ngành, địa phương triển khai hiệu quả công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em, công tác y tế trường học và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thời gian qua, sức khỏe học sinh Việt Nam luôn được Bộ Y tế và các Bộ ngàn liên quan chú trọng.Thời gian qua, sức khỏe học sinh Việt Nam luôn được Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan đặc biệt coi trọng. (Ảnh: T.H)

Theo đó, Việt Nam là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tình trạng thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi của trẻ em được cải thiện tích cực. Chiều cao trung bình của trẻ em, thanh niên đạt những kết quả rất tốt. Chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai hiệu quả đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em.

Từ năm 1995 tới nay, Việt Nam tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ dưới 1 tuổi đạt mức cao, duy trì thành quả thanh toán bại liệt từ năm 2000… Nhờ có vaccine tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao trên 90%, tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã giảm hàng chục đến hàng trăm lần so với trước khi triển khai chương trình mở rộng.

Đặc biệt trong 2 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục đào tạo để các địa phương sớm mở cửa trường học, đưa học sinh, sinh viên trở lại trường an toàn.

Hiện nay, có 95% học sinh trong độ tuổi 12- 18 tuổi được tiêm 1 mũi vaccine COVID-19 và 88,5% đã được tiêm đủ 2 mũi. Bộ Y tế cũng đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 5 – 12 tuổi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện các biến chủng mới, ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em cũng bị tác động và còn một số hạn chế; mạng lưới cán bộ làm công tác y tế tại các trường học còn thiếu và yếu; sự phối hợp giữa hệ thống y tế cơ sở nhất là trạm y tế cấp xã và trường học có nhiều nơi chưa hiệu quả. 

Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh lứa tuổi học đường vẫn có xu hướng gia tăng như tật khúc xạ 40%, sâu răng, đồng thời xuất hiện các bệnh mới nổi như thừa cân, béo phì, rối loạn tâm thần học đường. 

Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, sinh viên, khắc phục những tồn tại, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021- 2025.

Đây là 2 văn bản quan trọng, cơ sở để các cấp ngành, cơ sở giáo dục đào tạo đẩy mạnh triển khai công tác y tế trường học đảm bảo sức khỏe học sinh, sinh viên. Chương trình ký kết thể hiện quyết tâm cao, sự cam kết mạnh mẽ của 2 Bộ nhằm triển khai hiệu quả chương trình nêu trên cũng như các chương trình, đề án đã được phê duyệt…

Bộ Giáo dục - Đào tạo  và Bộ Y tế ký kết chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2026.Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế ký kết chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2026. (Ảnh: T.H)

Đặc biệt trong công tác phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục để mở cửa trường học an toàn. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung triển khai chỉ đạo các nội dung:

Thứ nhất, tập trung triển khai thành công chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021- 2025; Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở.

Thứ hai, tăng cường công tác chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện để tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 -12 tuổi; phác đồ điều trị tại các cơ sở y tế giáo dục, tiếp tục triển khai các quy định về phòng chống dịch COVID-19 cũng như các bệnh dịch khác để học sinh được đến trường an toàn.

Thứ ba, tiếp tục rà soát, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn về công tác y tế, tăng cường kiểm tra giám sát, hỗ trợ về việc thực hiện công tác chăm sóc trường học, chăm sóc HSSV đầy đủ, toàn diện, thiết thực ở tất cả các cấp và các địa phương.

Thứ tư, quan tâm đầu tư với hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế cấp xã để triển khai các hiệu quả các nội dung.

Thứ năm, thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học.

Thứ sáu, tăng cường công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe học đường.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.