Cách ly F1 tại nhà: Ý thức của người dân phải đặt lên trên hết

Chia sẻ

Thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã hướng dẫn việc thực hiện cách ly y tế tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần (F1) tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, có nhiều ca mác ngoài cộng đồng.

Đây là vấn đề không mới, tuy nhiên lãnh đạo TP Hà Nội vẫn chủ trương tiến hành thận trọng, thí điểm ở các quận, huyện trừ 4 quận trung tâm là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Hà Nội triển khai giám sát các trường hợp F1 cách ly tại nhà. Ảnh: Phạm ĐôngHà Nội triển khai giám sát các trường hợp F1 cách ly tại nhà. Ảnh: Phạm Đông

Tỷ lệ F1 thành F0 của Hà Nội lên đến 13%

Từ thống kê của Sở Y tế Hà Nội có thể thấy, hơn 1 tháng “mở cửa” vừa qua, số ca lây nhiễm Covid-19 của thành phốcó sự tăng lên nhanh chóng. Thông tin tại cuộc họp tiếp xúc cử tri ở Đống Đa mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng cho biết: Tỷ lệ F1 thành F0 hiện nay ở thành phố lên đến 13%, gấp đôi giai đoạn từ đầu dịch đến cuối tháng 10 (khoảng 7%). Cụ thể, từ ngày 11/10 đến 17/11, Hà Nội ghi nhận 8.630 F1, trong đó có 1.134 trường hợp chuyển thành F0.

Nhận định về tỷ lệ F1 chuyển thành F0 gia tăng, theo các chuyên gia y tế có nhiều nguyên nhân như: Việc đánh giá F1 của cơ quan chức năng hiện sát hơn nên số F1 dương tính phát hiện nhiều hơn; Hoặc phát hiện F0 chậm dẫn tới F1 bị lây nhiễm; Khả năng F1 lây từ cộng đồng, khu cách ly tập trung (khi khu cách ly bị quá tải); Ý thức chủ quan của người dân, đặc biệt người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhưng không tuân thủ “5K”.

“Tuy số ca nhiễm này hầu hết là trường hợp đã tiêm từ 1-2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 nên biểu hiện, tình trạng bệnh thường nhẹ. Kể cả đo tải lượng virus thấp hơn, biểu hiện lâm sàng cũng không nặng. Số bệnh nhân tử vong không tăng so với trước đây. Tuy nhiên nếu chủ quan dịch có thể sẽ bùng lên, ảnh hưởng tới các đối tượng khác, nhất là những người không đủ điều kiện tiêm vắc-xin, người già, người cao tuổi, người có bệnh nền nặng chưa được tiêm sẽ rất nguy hiểm” - PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhấn mạnh.

Bởi vậy, PGS.TS Hùng khuyến cáo người dân không được chủ quan, không lơ là mất cảnh giác và phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch, tuân thủ khuyến cáo “5K”, giãn cách, tránh tụ tập và luôn mang khẩu trang. Ngoài ra, vai trò của các tổ chức xã hội, cơ sở như: Chủ hàng ăn, siêu thị, doanh nghiệp… phải nâng cao hơn nữa. Nếu bất cứ cá nhân, đơn vị nào có hành vi sai phạm cần được xử lý nghiêm chứ không đổ dồn hết cho người dân, vì chính người dân cũng mong muốn hết dịch để cuộc sống trở lại bình thường.

 Tăng cường hoạt động giám sát trong tổ chức thực hiện cách ly

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng,việc triển khai cách ly F1 tại nhà của Hà Nội (từ ngày 17/11) dù muộn nhưngcũng rất phù hợp, tạo điều kiện cho người dân, giảm áp lực cho các cơ sở y tế cũng như trung tâm cách ly F1. Đây là bước tiến mạnh mẽ thể hiện thần “thích ứng an toàn” trong phòng, chống dịch của thành phố. Tuy nhiên, để chủ trương trên thành công, cần có sự quyết tâm của các trường hợp F1, gia đình, tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng trong công tác giám sát, theo dõi người thuộc diện cách ly.

Liên quan đến quy định về cách ly F1 tại nhà, ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay: Tất cả các trường hợp cách ly F1 sẽ phải được thực hiện thí điểm từng bước một và sau thời gian triển khai, đánh giá đạt hiệu quả đảm bảo thực sự an toàn đối với người được cách ly, gia đình được cách ly và đảm bảo an toàn với khu dân cư có F1 cách ly tại nhà lúc đó sẽ triển khai trên diện rộng.

Trước mắt các quận, huyện sẽ chọn địa điểm để thực hiện cách ly, quận nào cũng sẽ thí điểm để tự đánh giá theo đặc thù dân cư, cấu trúc nhà cửa của địa phương mình để làm sao đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Về việc tới đây Hà Nội tính đến điều trị F0 tại nhà, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng không nhất thiết phụ thuộc vào tình hình dịch. Hiện nay, dịch ở Hà Nội có quy mô không phải là lớn, nhưng điều trị F0 tại nhà, đặc biệt với các F0 không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ (chỉ cần theo dõi, đo huyết áp, nhịp thở, sốt hay không…) thì không hề phức tạp, đồng thời đem lại nhiều lợi ích với bản thân người dân và hệ thống y tế cơ sở, y tế địa phương, hệ thống các bệnh viện.

Trong lúc đó, chính quyền nên chuẩn bị sẵn điều kiện để kết nối, dễ dàng chuyển tuyến khi F0 có dấu hiệu chuyển nặng. Như vậy sẽ thuận lợi và thích ứng phù hợp hơn với tình hình dịch; chứ không chờ đến khi quá tải, không thể đi cách ly tập trung được mới cách ly tại nhà. Như vậy không đúng với tinh thần phải phát huy vai trò của người dân. 

Theo Công điện số 23 của UBND TP Hà Nội, từ ngày 17/11, thành phố thí điểm cách ly F1 tại nhà và điều trị F0 không triệu chứng tại cơ sở. Theo đó, có 4 nhóm đối tượng ưu tiên gồm người già, trẻ em, người có bệnh nền và phụ nữ mang thai.

Theo quy định của Bộ Y tế, điều kiện để F1 cách ly tại nhà, gồm: Nơi cư trú dùng để cách ly phải là nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư; Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình; Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly; Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà…

 YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.