Cẩn trọng tai nạn hóc dị vật

VÕ THU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Được người nhà cho ăn kẹo và quả hồng xiêm từ chiều hôm trước, sáng hôm sau người phụ nữ bất ngờ xuất hiện khó thở tăng dần, phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Tai nạn xảy ra với nữ bệnh nhân lớn tuổi ở Hà Nội. Người nhà cho biết khoảng 17h ngày 10/5, bà được cho ăn kẹo và quả hồng xiêm. Đến sáng hôm sau, gia đình phát hiện bà khó thở tăng dần, thở rít nên đưa vào bệnh viện huyện gần nhà và được chẩn đoán có dị vật đường hô hấp.

Tuy nhiên, bệnh nhân khó thở nặng, dị vật dưới thanh quản không gắp ra được. Bệnh nhân được chuyển tuyến lên tuyến tỉnh, tình trạng bệnh nhân nặng dần, phải chuyển tuyến lên khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, vào trưa 11/5 trong tình trạng nguy kịch, khó thở thanh quản, thở rít, tím tái, kích thích vì dị vật mắc vùng cổ.

Ngay lập tức bệnh nhân được thở oxy dòng cao qua canun mũi, thuốc giãn phế quản và chụp cắt lớp vi tính xác định vị trí dị vật. Kết quả phát hiện bệnh nhân có dị vật thanh quản ngay sát dây thanh, gây tắc gần hoàn toàn đường thở.

Xác định đây là trường hợp khó, dẫn tới tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp có thể tử vong đột ngột, cuộc hội chẩn giữa 3 khoa Cấp cứu, Tai Mũi Họng và Nội hô hấp được tổ chức ngay.

Sau hội chẩn, thầy thuốc thống nhất phương án mở khí quản cấp cứu dưới vị trí dị vật để giải phóng đường thở, sau đó gây mê gắp dị vật qua đường hô hấp. Điều này khác với cách áp dụng cho bệnh nhân suy hô hấp vẫn hay thường được làm là đặt nội khí quản. Bác sĩ lý giải việc đặt nội khí quản sẽ có nguy cơ đẩy sâu dị vật vào đường thở phía dưới.

Tuy nhiên dưới nội soi phế quản dị vật kích thước lớn, rắn, bề mặt trơn nhẵn không thể lấy được với dụng cụ nội soi phế quản. Vì thế, các bác sĩ tiếp tục hội chẩn tiến hành phương án gắp dị vật qua đường miệng dưới gây mê. Sau lấy dị vật, bệnh nhân tỉnh táo, dễ chịu, được chuyển về khoa Tai Mũi Họng theo dõi tiếp.

Cẩn trọng tai nạn hóc dị vật - ảnh 1
Các thầy thuốc phối hợp nội soi phế quản gắp dị vật cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu. Ảnh: BVCC

Tính đến 14/5, tình trạng bệnh nhân tỉnh táo, tự thở tốt, không sốt. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, có thể ra viện trong vài ngày tới. 

Hóc dị vật là tai nạn sinh hoạt thường gặp trong đời sống. Tình trạng này dễ xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong khi ăn uống, đặc biệt là người già. Nếu không được phát hiện, xử lý và cấp cứu kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người cần chú ý ăn, uống đúng cách, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại gì. Nên ăn miếng nhỏ và gập cổ khi nuốt, không được ngửa cổ; không xem tivi, đọc báo... làm mất tập trung khi ăn; tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định, đặc biệt là người già và các em nhỏ.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.