Cảnh báo ung thư cổ tử cung có dấu hiệu trẻ hóa

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ung thư cổ tử cung - sát thủ thầm lặng của phụ nữ, là căn bệnh có thể phòng ngừa và phát hiện sớm. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết hoặc chủ quan, nhiều người vẫn để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn mới phát hiện.

Theo BSCKII Trần Nguyễn Minh Huy - Trưởng khoa Tầm soát ung thư, Bệnh viện Ung Bướu, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Bệnh hình thành khi các tế bào tại cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường, không kiểm soát.

Đối tượng có nguy cơ cao thường là phụ nữ từ 40 đến 60 tuổi, trong đó nhóm tuổi 50-55 chiếm tỷ lệ mắc cao nhất. Đáng lo ngại hơn, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh ở bé gái chỉ mới 14 tuổi.

Cảnh báo ung thư cổ tử cung có dấu hiệu trẻ hóa - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Quan hệ tình dục sớm hoặc với nhiều bạn tình (tăng khả năng nhiễm virus HPV), sinh con ở tuổi quá trẻ, sinh nhiều con, thừa cân béo phì (gây rối loạn nội tiết), sử dụng thuốc tránh thai lâu dài, hút thuốc lá, vệ sinh phụ khoa kém hoặc suy giảm miễn dịch.

Trong đó, virus HPV (Human Papillomavirus) là thủ phạm hàng đầu, được ghi nhận liên quan đến khoảng 90% các ca ung thư cổ tử cung. Virus HPV có trên 100 chủng, nhưng nguy hiểm nhất là các típ 16 và 18, vốn có khả năng gây ung thư cao. HPV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, kể cả khi không có dấu hiệu biểu hiện bệnh rõ rệt.

Bác sĩ Minh Huy khẳng định, ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền, song nếu gia đình có người mắc bệnh, các thành viên khác sẽ có nguy cơ cao hơn so với người bình thường. Một thực tế đáng lo ngại là phần lớn phụ nữ nhiễm HPV đều không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi đi khám tầm soát hoặc bệnh đã tiến triển. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, thói quen khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng vaccine ngừa HPV là điều cần thiết.

Bởi vậy, chị em phụ nữ cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo sớm và đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường sau: Kinh nguyệt bất thường, rong kinh, rong huyết kéo dài. Chảy máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh, sau mãn kinh hoặc sau quan hệ tình dục. Khí hư bất thường (có mùi hôi, thay đổi màu sắc, có lẫn máu). Đau bụng hoặc đau khi quan hệ. Các triệu chứng muộn hơn như tiểu tiện/đại tiện khó, mệt mỏi, sụt cân, bụng to dần.

Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện những thay đổi tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Những tổn thương tiền ung thư có thể được điều trị để ngăn bệnh phát triển" - Bác sĩ Minh Huy cho hay. Ông cũng nhấn mạnh rằng, ngay cả những phụ nữ đã tiêm vaccine HPV vẫn cần duy trì lịch khám và tầm soát định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.