Chế độ dinh dưỡng tăng cường sức khỏe mùa dịch

Chia sẻ

Giữa bối cảnh đại dịch, sức khỏe là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt phòng, chống lại dịch bệnh Covid-19.

Thời điểm một số địa phương, trong đó có Hà Nội triển khai giãn cách xã hội để phòng dịch lây lan như hiện nay, để tăng cường sức đề kháng, người dân nên đảm bảo sự đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, tăng cường vận động và giữ vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống.

Theo đó, chế độ ăn mỗi ngày cũng cần phối hợp và có ít nhất 5 nhóm trong 8 nhóm thực phẩm: Nhóm lương thực (gạo, bột mì); nhóm hạt các loại; nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa; nhóm thịt các loại, cá và hải sản; nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm; nhóm rau củ quả khác; nhóm dầu ăn, mỡ các loại. Mỗi bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm; kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và thực phẩm công nghiệp.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Đồng thời, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, ngủ nghỉ cần có quy luật. Ngủ đủ giấc, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 giờ, tránh thức khuya. Thực hiện các bài tập thể dục cá nhân, thời gian mỗi ngày tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập ở cường độ trung bình làm tăng nhịp tim và nhịp thở, hạn chế tham gia các nhóm hoạt động thể thao đông người để tránh lây nhiễm chéo. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhẹ 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp đủ vitamin D.

Bên cạnh đó, giãn cách xã hội khiến không ít người cảm thấy căng thẳng vì phải ở nhà nhiều hơn. Sự căng thẳng có thể gây ra cảm giác giận dữ, buồn bã, lo âu, tê liệt cảm xúc và nản lòng; thay đổi khẩu vị, năng lượng, nguyện vọng và sở thích; đau đầu, đau cơ thể, các vấn đề về dạ dày và phát ban da; các tình trạng bệnh mãn tính trở nên xấu hơn; làm trầm trọng thêm các bệnh tâm thần; gia tăng sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác...

Những lúc này, bạn cần tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, nhất là một số loại rau xanh như súp lơ, măng tây, rau chân vịt... vừa ngăn ngừa béo phì mà còn hỗ trợ cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, stress. Ngoài ra, bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể rất cần thiết, giúp quá trình phân phối chất dinh dưỡng đến tế bào được diễn ra nhanh chóng. Khi được cung cấp đủ nước, cơ thể chúng ta sẽ trở nên hưng phấn và tràn đầy năng lượng hơn.

Tuy nhiên, bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát; uống nước sạch, đã đun sôi, uống ấm; không uống nước đun đi đun lại nhiều lần; không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc; hạn chế bia, rượu, café vì có tác dụng lợi tiểu làm tăng tốc độ mất nước qua thận.

Ths.Bs LÊ XUÂN HÀ (Khoa Nội A - bệnh viện Hữu Nghị)

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.