Cứu bệnh nhân Covid-19 nặng bằng huyết tương

Chia sẻ

Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.

Hai bệnh nhân đầu tiên hiến tặng huyết tươngNgười đầu tiên hiến tặng huyết tương là một bác sĩ của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đã khỏi bệnh COVID-19.

Đề tài nghiên cứu do TS.BS. Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TƯ và GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec, nguyên Giám đốc BV Nhi TƯ - đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, Viện Huyết học - Truyền máu TƯ… Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá tính an toàn, hiệu quả của việc truyền huyết tương người bệnh đã hồi phục cho bệnh nhân mắc Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng.

Đối tượng tặng hoặc cho huyết tương là những người đã khỏi bệnh, được xuất viện sau 14 ngày, không có triệu chứng, có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, từ 18-65 tuổi, có trọng lượng trên 50kg với nam và trên 45kg với nữ. Những người muốn hiến huyết tương sẽ được xét nghiệm sàng lọc miễn phí và đánh giá tính an toàn của huyết tương.

Đối tượng được điều trị là người trên 18 tuổi - 75 tuổi đã được chẩn đoán xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm Realtime-PCR.

Theo TS Văn Đình Tráng - Phụ trách Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ), nguyên lý của việc truyền huyết tương là liệu pháp kháng thể thụ động (cung cấp kháng thể cho bệnh nhân mắc bệnh) liên quan đến việc sử dụng kháng thể chống lại 1 tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị 1 bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra. Ví dụ tác nhân gây bệnh do cúm H1N1 gây ra có thể lấy huyết tương của người đã khỏi bệnh truyền cho người đang mắc bệnh để tạo ra kháng thể.

“Đây là việc làm rất ý nghĩa, vì một người mắc Covid-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh. Việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bắt cứ lúc nào. Sử dụng kháng thể thụ động” - TS Tráng chia sẻ.

Hiện, đã có gần 20 người khỏi Covid-19 tình nguyện hiến huyết tương của mình để điều trị cho những bệnh nhân nặng, đang nguy kịch; trong đó có 2 người được sàng lọc đủ tiêu chuẩn để hiến đó là 1 bác sĩ ở BV Bệnh Nhiệt đới TƯ và 1 người phụ nữ 39 tuổi.

LONG YÊN

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).