Đẩy mạnh bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng

Chia sẻ

Tranh thủ khoảng “thời gian vàng” thực hiện giãn cách xã hội, bên cạnh triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 diện rộng, Hà Nội cũng dồn sức vào “mặt trận” xét nghiệm nhanh nhằm khoanh đúng, trúng các ổ dịch, tăng cường truy vết, khoanh vùng, bóc tách các ca F0 khỏi cộng đồng.

Cán bộ y tế Hà Nội ngày đêm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ trên địa bàn.Cán bộ y tế Hà Nội ngày đêm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ trên địa bàn. (Ảnh: Ngọc Nga)

Phát hiện nhiều ca Covid-19 qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng

Thực hiện kế hoạch 184/KH-UBND ngày 10/8/2021 về việc triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội và chỉ đạo của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đợt 1 cho hơn 300.000 người, trong đó có 186.000 mẫu là người sống trong khu vực nguy cơ và 114.000 mẫu là người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Theo đó, đợt xét nghiệm trên diện rộng có mục tiêu phát hiện sớm người mắc bệnh trong các khu vực nguy cơ cao, các nhóm nguy cơ cao, dễ mắc bệnh và lây lan bệnh để chống dịch kịp thời và đánh giá nhận định tình hình dịch tại cộng đồng trên địa bàn toàn thành phố.
Tính riêng từ ngày 9-15/8, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã lấy được 313.010 mẫu để xét nghiệm, phát hiện 29 ca dương tính. Cụ thể, 11 quận, huyện thực hiện lấy mẫu cho đối tượng người sinh sống trong khu vực nguy cơ là Ba Đình, Đông Anh, Đống Đa, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân và Thường Tín, kết quả xét nghiệm phát hiện 26 ca dương tính. Việc lấy mẫu cho đối tượng nguy cơ được thực hiện tại 30 quận, huyện, thị xã, kết quả xét nghiệm sàng lọc phát hiện 3 trường hợp dương tính.

Từ ngày 15/8 đến nay, thành phố đang tiếp tục thực hiện lấy gần 1 triệu mẫu xét nghiệm trong đợt 2 để với khu vực có nguy cơ cao và 13 nhóm người nguy cơ cao. Tính đến 21h ngày 22/8, toàn thành phố đã lấy được 893.117 mẫu, đạt 93,7% so với kế hoạch.

Hiện trong tổng số mẫu đã được xét nghiệm có 738.172 mẫu âm tính. 54 mẫu dương tính được phát hiện trong đợt lấy mẫu diện rộng lần 2 này, gồm cả mẫu thuộc đối tượng sinh sống trong khu vực phong tỏa và người sinh sống trong khu vực nguy cơ tại các quận, huyện: Đống Đa, Hoàng Mai, Hoài Đức, Hà Đông.

Đảm bảo an toàn khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm

Để triển khai hiệu quả việc xét nghiệm Covid-19 diện rộng với số lượng mẫu lớn như vậy, ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết: Thành phố đã huy động sự tham gia của nhiều lực lượng y tế như: Sinh viên trường Cao đẳng y tế Hà Nội, Cao đẳng y tế Hà Đông, 21 đơn vị y tế tư nhân và lực lượng y tế sẵn có… để đáp ứng nhân lực cũng như máy xét nghiệm, labo thực hiện kỹ thuận RT-PCR.

“Quá trình triển khai lẫy mẫu số lượng lớn trong thời gian ngắn với nhân viên y tế vô cùng khó khăn, vất vả và nhiều áp lực. Họ phải mặc đồ bảo hộ kín mít trong nhiều giờ liền. Tại một điểm lấy mẫy trên địa bàn quận Đống Đa, sau khi phải chờ người dân tới lấy mẫu trong suốt gần 5 giờ đồng hồ, dưới cái nắng nóng cao điểm gần 400C, có nhân viên lấy mẫu thậm chí đã ngất xỉu. Do đó, để hoàn thành được việc lấy mẫu, bên cạnh khâu tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương, các ban, ngành, cần sự tham gia và hợp tác của người dân” - ông Tuấn chia sẻ.

Theo ông Tuấn, mục tiêu chính của việc lấy mẫu là phải nhanh để kịp thời khoanh vùng, dập dịch. Dù vậy, việc triển khai vẫn phải bảo đảm an toàn, đáp ứng đầy đủ quy định phòng dịch, tuyệt đối không thể làm nhanh mà ẩu. Nhưng thời gian qua, nhiều người dân còn có tâm lý ngại đi lấy mẫu xét nghiệm vì sợ nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Liên quan đến vấn đề này, ông Tuấn khuyến cáo tới người dân khi được mời đi lấy mẫu xét nghiệm, cần trang bị khẩu trang đầy đủ. Bên cạnh đó, mỗi người cần tuân thủ quy định về giãn cách. Công sức của lực lượng chống dịch có thể bị lãng phí, nếu người dân phớt lờ quy định giãn cách, tạo điều kiện cho mầm bệnh di chuyển trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, thời gian qua, không ít người dân thắc mắc và lo ngại về việc nhân viên y tế chỉ dùng 1 bộ đồ bảo hộ và không thay găng thay liên tục khi lấy mẫu. Giải đáp băn khoăn này của người dân, ông Tuấn thông tin: Cán bộ y tế luôn tuân theo quy trình lấy mẫu chuẩn, đảm bảo an toàn cao nhất cho người dân. Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn rất rõ, không yêu cầu nhất thiết phải thay găng tay, đồ bảo hộ sau mỗi lần lấy xong một mẫu xét nghiệm, nhưng việc sát khuẩn bằng cồn sau khi lấy mẫu là bắt buộc với nhân viên y tế.

CDC Hà Nội cũng đã chỉ đạo tới các quận, huyện, thị xã, nhân viên y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu phải có đồ bảo hộ, găng tay Hà Nội cũng đã chỉ đạo tới các quận, huyện, thị xã nhân viên y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu. Trường hợp thực hiện lấy mẫu cho số lượng người quá lớn, có thể xảy ra trường hợp một số nhân viên quên quy trình chuẩn. Trong tình huống này, người dân có quyền giám sát, nhắc nhở, yêu cầu người lấy mẫu sát khuẩn đầy đủ trước khi lấy mẫu cho mình. Nếu thấy điểm lấy mẫu tập trung đông người, không bảo đảm an toàn phòng dịch, người dân có quyền đóng góp ý kiến với chính quyền địa phương.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Trên 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện và điều trị

Trên 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện và điều trị

(PNTĐ) - Theo thống kê, hiện số bệnh nhân lao được phát hiện hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao (ước tính trên 100.000 bệnh nhân). Như vậy sẽ có trên 40% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị...
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc-xin

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc-xin

(PNTĐ) - Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, sốt phát ban nghi sởi và thủy đậu cũng ghi nhận rải rác ở nhiều nơi.