Dự phòng vỡ tử cung khi mang thai

Chia sẻ

PNTĐ-Tôi rất lo lắng, không biết làm sao để phát hiện và dự phòng bệnh lý này. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

 
Tôi năm nay 35 tuổi, đang mang thai tháng thứ 7, cách đây 2 năm đã từng sinh mổ. Mới đây đi siêu âm, bác sĩ nói thai nhi có hiện tượng ngôi thai bị đẩy lên cao, cần theo dõi, đề phòng nguy cơ vỡ tử cung. Tôi rất lo lắng, không biết làm sao để phát hiện và dự phòng bệnh lý này. Mong bác sĩ tư vấn giúp.
 
Phạm Thanh Bình (Hà Nam)
 
 
Vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa và hay xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung; xảy ra bất kỳ lúc nào nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra. Theo đó, nứt vết mổ cũ có thể xảy ra từ rất sớm hay lúc gần chuyển dạ, chuyển dạ vì sẹo mổ là chủ yếu của tử cung. 
 
Dự phòng vỡ tử cung, những bệnh nhân có tiền sử sinh phải can thiệp, thai phụ trên 35 tuổi, người từng sinh nhiều lần (>3 lần) hay nghi thai to toàn phần hay từng phần cần cảnh giác với những dấu hiệu lâm sàng sau: khám âm đạo thấy ngôi thai (thường là đầu) bị đẩy lên cao, tiểu khung rỗng, nắn ngoài thành bụng sờ thấy thai nhi dễ dàng qua thành bụng, chứng tỏ thai đã đi vào trong ổ bụng. Sờ lên cao trong tử cung thấy vết rách và còn có thể thấy quai ruột non; bệnh nhân bị trụy tim mạch (mạch nhanh nhỏ, khó bắt); tiếng tim thai mờ nhanh rồi mất hẳn nếu thai chết; máu trong ổ bụng và ra ngoài âm đạo nhiều, người lạnh tím tái.
 
Tuy nhiên, những triệu chứng này không nhất thiết phải xảy ra vì đứa trẻ có thể một phần còn nằm trong tử cung do vỡ không hoàn toàn. Có khi sự việc xảy ra lúc bệnh nhân ngủ do gây mê nên các triệu chứng như đau bụng, shock không rõ như vỡ hoàn toàn, bệnh nhân rơi vào trụy tim mạch, nhìn mờ không rõ, mất tri giác.
 
Với trường hợp của bạn, cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu bất thường, nếu có điều kiện nên chụp X-quang để xác định rõ hơn nguy cơ vỡ tử cung. Bên cạnh đó, bạn nên đăng ký sinh mổ, thậm chí phải đến bệnh viện nằm trước 2 tuần so với thời gian dự tính sinh. Khi sắp sinh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, chú ý tiến triển của thai nhi và những dấu hiệu ở bụng, chỗ tử cung khi ấn vào có đau không. Nếu có những khó chịu phải kịp thời nói với bác sĩ, không được cố ép tiêm thuốc thúc sản (Pitocin) hoặc thuốc làm hết đau (Paregoric).
 
 
BS. Đặng Thị Đỉnh 

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.