Hiến máu có làm giảm hiệu quả vắc-xin Covid-19?

Chia sẻ

Hiến máu có làm giảm hiệu quả vắc-xin Covid-19? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Tính đến ngày 8/4/2021, đã có 55.000 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 tại 19 tỉnh/ thành phố được tiêm vắc-xin Covid-19. Nhiều người trong số đó cũng thường xuyên hiến máu.

Băn khoăn đặt ra là liệu sau khi tiêm vắc-xin bao lâu thì có thể hiến máu? Hiến máu có làm giảm hiệu quả của vắc-xin?...

Theo hướng dẫn ngày 19/1/2021 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), không cần trì hoãn hiến máu đối với những người được tiêm vắc-xin Covid-19 nếu họ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có các phản ứng sau khi tiêm hoặc không có các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19.

Theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động truyền máu của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc-xin 7 ngày thì có thể tham gia hiến máu (trừ vắc-xin phòng bệnh dại, rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG cần phải trì hoãn hiến máu từ 4 tuần đến 12 tháng). Tuy nhiên, người hiến máu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và tuân thủ các quy định khai báo y tế để đảm bảo thật sự khỏe mạnh, an toàn, không có các nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia hiến máu.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện nay cũng chưa cho thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc hiến máu có thể làm giảm hiệu quả của tiêm bất cứ loại vắc-xin nào, bao gồm vắc-xin phòng chống Covid-19 đối với cơ thể người được tiêm phòng, cũng như việc được truyền máu từ người đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 không nhận thấy có ảnh hưởng bất lợi nào ở người bệnh nhận máu.

Người hiến máu cũng cần thông báo kịp thời cho đơn vị tiếp nhận máu về các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở… mới xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi hiến máu hoặc nhớ ra sau khi đã hiến máu; Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm được khẳng định không còn nhiễm virus SARS-CoV-2; hoặc tính từ thời điểm có tiếp xúc lần cuối với người bệnh hoặc người mắc Covid-19, cũng như không có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở, tiêu chảy...

BSCKII. Phạm Tuấn Dương
Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.