Hướng dẫn dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan

BS Cấn Thị Thu Hằng Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, BV Bạch Mai
Chia sẻ

(PNTĐ) - Xơ gan là hậu quả cuối cùng của quá trình tăng sinh xơ, xuất hiện sau các tổn thương gan mạn tính. Những năm gần đây bệnh có xu hướng tăng lên do việc nhiễm các virus viêm gan B, C, tình trạng lạm dụng rượu bia dẫn đến gan nhiễm mỡ liên quan béo phì tăng lên.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan

Về mức năng lượng: Người bệnh xơ gan cần nạp 30-35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Mức năng lượng được cung cấp đủ sẽ giúp làm giảm quá trình dị hóa và phân giải protein nội sinh. Mức năng lượng có thể điều chỉnh tùy theo mức độ suy dinh dưỡng, hoặc thừa cân béo phì.

Với chất đạm (protein): Bệnh nhân xơ gan nên nạp 1,2-1,5g/kg cân nặng/ngày. Bệnh nhân xơ ở giai đoạn chưa có cổ chướng, nhưng bị suy dinh dưỡng cần lượng protein tiêu thụ khuyến cáo là 1,2g/kg cân nặng/ngày. Bệnh nhân xơ gan có tình trạng suy dinh dưỡng hoặc teo cơ nên đảm bảo protein 1,5g/kg cân nặng/ngày. Ưu tiên acid amin phân nhánh BCAA (0,25g/kg/ngày) trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan, do ít sinh amoniac khi tiêu hóa.

Về chất béo (lipid): Người bệnh nên nạp 18-25% tổng năng lượng mỗi ngày. Ưu tiên chọn các loại chất béo tốt: Chất béo không no có một nối đôi hay nhiều nối đôi; nên sử dụng acid béo Omega-3 từ cá và các loại hạt.

Ngoài ra, người bệnh xơ gan cần cung cấp đủ glucid (chất bột đường), để đảm bảo dự trữ glycogen ở gan. Cung cấp đầy đủ các vitamin đặc biệt A, D, E, K. Lượng muối được khuyến cáo là <5gr/ngày.

Bệnh nhân xơ gan cũng cần cung cấp chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan giúp giảm nguy cơ rối loạn đường huyết, hạn chế hấp thụ amoniac và phòng ngừa táo bón. Lượng nước trong ngày = lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy...) + 300 đến 500ml nước (tùy theo mùa).

Hướng dẫn dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan - ảnh 1
Ảnh minh họa

Bữa ăn và cách chế biến cho bệnh nhân xơ gan

Bữa ăn cho người bệnh xơ gan nên chia nhỏ 4-6 bữa/ngày để phòng hạ đường huyết, đặc biệt ở các thời điểm xa bữa ăn chính, vì người bệnh xơ gan có giảm dự trữ glycogen.

Nên có 1 bữa ăn nhẹ lúc tối muộn hỗ trợ giảm sự tiêu thụ protein cơ (khoảng 200 kcal/bữa phụ). Không nên ăn quá nhiều vào 1 bữa phụ tránh nguy cơ rối loạn dung nạp glucose và béo phì.

Người bệnh không nên bỏ bữa, tránh nhịn ăn kéo dài. Hạn chế chất béo quá nhiều trong một bữa ăn. Thức ăn nên nấu mềm, nhừ, dễ tiêu hóa.

Thực phẩm nên và không nên dùng

Thực phẩm giàu acid amin phân nhánh: Đậu nành, giá đỗ, rau đay, hạt bí đỏ, sữa bột tách béo, bột đậu tương, cá thu, cá nục, cá hồi, cá mòi, thịt gà… là những loại bệnh nhân xơ gan nên sử dụng. Đồng thời, người bệnh cũng nên ăn đa dạng thực phẩm, để cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Nhóm chất bột đường (gạo tẻ, gạo nếp, khoai tây, khoai lang, bánh ngọt, đường mật...); nhóm chất đạm (thịt bò, sữa, phomat, thịt lợn nạc, cá, sữa đậu nành); nhóm rau quả tươi, non, mềm, ít xơ sợi cứng; nhóm chất béo (dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hướng dương); dùng các thực phẩm giúp nhuận tràng: Khoai lang, đu đủ… Đảm bảo đủ nước để phòng tránh táo bón.

Các thực phẩm bệnh nhân xơ gan nên hạn chế dùng, không nên dùng gồm: Thực phẩm xào, rán nhiều chất béo; thức ăn chế biến sẵn, nhiều phẩm màu, nhiều chất bảo quản; phủ tạng động vật; quả gây táo bón (ổi xanh, hồng xiêm…); thực phẩm lạ dễ gây dị ứng (hải sản, nhộng tằm…); các chất kích thích (gia vị, rượu, chè, bia, cà phê).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.