Khẩn trương thực hiện giãn cách, tăng cường xét nghiệm tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trường đại học và tuyến cuối

Chia sẻ

Đây là nội dung được BCĐ quốc gia phòng, chống COVID-19 nêu trong công điện hỏa tốc gửi tới bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường học, Sở Y tế trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xét nghiệm tại BV K cho bệnh nhân.Xét nghiệm tại Bệnh viện K cho bệnh nhân.

Theo thông tin từ BCĐ quốc gia phòng chống COVID-19, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, đến nay đã có nhiều bệnh viện phải phong toả. Các bệnh viện là nơi đón nhận người bệnh mà những người nhiễm COVID-19 thường ít hoặc không có triệu chứng. Nếu bệnh viện để lọt ca nhiễm COVID-19 sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng.

Trước tình hình này, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối:

Nghiêm túc, khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện; rà soát về mặt chuyên môn điều trị, lập danh sách, phân loại tình trạng người bệnh; xem xét cho ra viện hoặc chuyển về tuyến dưới. Hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu, bệnh ổn định. Bố trí khu vực “vùng đệm” để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay cho toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh và người nhà (nếu được ở lại chăm sóc), chỉ chuyển tuyến khi có kết quả âm tính; đồng thời chủ động xét nghiệm định kỳ theo diễn biến dịch nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Các đơn vị căn cứ khả năng triển khai tiến hành thực hiện xét nghiệm gộp mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1817/QĐ- BYT ngày 07/4/2021 hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hướng dẫn tại Công văn số 3848/BYT-DP ngày 10/5/2021. Khi cho người bệnh ra viện phải có thông báo cho địa phương thông qua Sở Y tế (CDC các tỉnh) để các cơ sở tiếp tục theo dõi, giám sát sức khoẻ.

Nguồn kinh phí thực hiện xét nghiệm: Đối với người bệnh có thẻ BHYT thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 1126/BHXH-CSYT ngày 29/4/2021, các đối tượng còn lại và phần đồng chi trả của người có thẻ BHYT chi từ nguồn kinh phí phòng chống dịch COVID-19 được và theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Bố trí đủ nhân lực, phân chia ca kíp hợp lý, bảo đảm phục vụ người bệnh sau khi giãn cách; thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh, đặc biệt bảo đảm đủ nhân lực trong trường hợp bệnh viện bị cách ly, phong toả.

Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đề nghị các bệnh viện khẩn trương thực hiện; báo cáo số người bệnh điều trị nội trú, số lượt khám bệnh hằng tuần và tình hình triển khai văn bản này về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước 16:00 ngày 14/5/2021 trên hệ thống phần mềm trực tuyến https://covid19.chatluongbenhvien.vn đánh giá bệnh viện an toàn.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.