Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào

BS.CKI ĐỖ ANH TUẤN-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việc phát hiện khối u hoặc thay đổi khác thường ở vú có thể khiến nhiều chị em lo sợ ung thư vú đến nỗi mất ăn mất ngủ. Điều này xuất phát từ lầm tưởng bất kỳ khối u nào ở vú đều là ung thư.

Khối u ở vú là gì?

Khối u ở vú là tình trạng sưng tấy, phồng lên bất thường, có thể gây đau bên trong hoặc xung quanh mô vú, vùng nách. Khối u có nhiều hình dạng, kích thước, đặc tính khác nhau. Các khối u dạng tròn, nhẵn, có khả năng di chuyển thường lành tính, chiếm 60% – 80%. Mặt khác, các cục u cứng, thường cố định, cạnh lởm chởm, dính vào da, núm vú và cấu trúc xung quanh, khả năng cao là ác tính.

Một khối u ở vú hoặc những thay đổi ở vú cần được khám, đánh giá, chẩn đoán sớm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp (nếu cần). Biết những gì sẽ xảy ra khi khám vú lâm sàng và điều gì sẽ xảy ra khi một khối u hoặc thay đổi ở vú cần được đánh giá thêm.

Mô vú sinh lý thay đổi như thế nào?

Tuyến vú chứa các mô có kết cấu khác nhau, bao gồm: Da, mỡ, các mô tuyến vú và mô liên kết. Một số triệu chứng liên quan đến vú, chẳng hạn như đau hoặc nổi cục u, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Cục u trong thời gian này có thể là do có thêm nang trong vú. Mô vú cũng thay đổi trong thời kỳ mang thai, mãn kinh và trong khi dùng nội tiết tố.

Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Khối u ung thư vú có hình dạng thế nào?

Khối u ung thư vú thường cứng, hình dạng và kích thước không đồng đều, các cạnh khối u lởm chởm, ít di động, giai đoạn trễ u có thể xâm lấn ra da, gây đau.

Khối u ung thư vú có cảm giác như thế nào?

Mỗi người có cảm giác khối u ung thư vú khác nhau. Các khối u có khả năng cao là ung thư vú thường có biểu hiện, cảm giác điển hình.

Chị em có thể căn cứ để nhận định liệu đó có khả năng là khối u ác tính hay không dựa vào một số bất thường như: Trên khuôn ngực xuất hiện chỗ dày lên có cảm giác khác với các mô xung quanh hoặc vú còn lại; nhận thấy sự thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc bề ngoài của vú.

Đau vú không hết sau chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo; nhận thấy những thay đổi về da trên vú, chẳng hạn như ngứa, mẩn đỏ, đóng vảy, lõm xuống hoặc nhăn nheo. Có một núm vú thụt vào trong. Nhận thấy tiết dịch núm vú.

Khối u ung thư vú có đau không?

Dù phần lớn trường hợp ung thư vú không có cảm giác đau ngay cả khi khuôn ngực xuất hiện cục sưng tấy. Tuy nhiên, khi ấn vào vùng có khối u, nằm sấp, có vật nặng đè lên, có thể khiến bạn thấy đau, nhói.

Khối u ung thư vú có di chuyển không?

Khối u ung thư vú thường có xu hướng cố định tại chỗ trong mô vú trong khi khối u vú lành tính có khả năng di chuyển. Tuy nhiên, tính di động của khối u không phải dấu hiệu đáng tin cậy trong chẩn đoán ung thư vú.

Có thể sờ thấy khối u ung thư vú không?

Có thể. Chị em có thể sờ và cảm nhận thấy khối u ung thư với điều kiện khối u nằm gần bề mặt da. Mặt khác, nếu khối u hình thành sâu bên trong mô tuyến vú, chị em khó cảm nhận được. Trường hợp này chỉ có thể phát hiện thông qua hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, tiên tiến ở các cơ sở y tế có có Ngoại Vú uy tín.

Dấu hiệu và cảm giác khối u ung thư vú cần gặp bác sĩ

Sưng ở ngực hoặc nách: Trên khuôn ngực hoặc dưới nách xuất hiện các khối u cứng, sưng bất thường, hình dạng không đều, cạnh lởm chởm, không biến mất sau một thời gian theo dõi, ấn vào cảm giác đau là biểu hiện đầu tiên cảnh báo ung thư vú. Chị em cần đến cơ sở y tế được trang bị hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác.

Da ngực lõm và dày lên: Trường hợp khối u nằm sâu bên trong mô vú khiến vùng da bên trên trở nên dày sần và bị lõm xuống, dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Núm vú co lại, tấy đỏ, bong tróc hoặc dày lên: Chị em có thể quan sát được núm vú có xu hướng thụt vào bên trong, có hình dạng giống lúm đồng tiền, đi kèm cảm giác nóng rát, ngứa, lở loét. Ngoài ra, chị em có thể gặp tình trạng da núm vú sưng đỏ, tróc vảy, nhăn nheo bất thường.

Tiết dịch núm vú: Dịch tiết ra (không phải sữa) bất thường mà không cần bóp, xuất hiện một bên vú có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Khi ung thư diễn tiến đến những giai đoạn muộn, khối u lớn hơn, vỡ ra, tiết dịch mủ có mùi khó chịu kèm chảy máu.

Vú nóng rát, tê hoặc ngứa ran kéo dài nhiều ngày: Đôi khi, chị em có thể không cảm nhận thấy khối u nhưng khuôn ngực ngứa râm ran, châm chích, nóng rát, tê dai dẳng không hết cũng nên sớm đến cơ sở y tế khám vì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vú.

Cách tự khám vú khi có cảm giác khối u ở vú

Phương pháp để chị em tự kiểm tra khi có cảm giác vú xuất hiện khối u như sau:

Chọn ngày kiểm tra định kỳ hàng tháng: Việc tự kiểm tra khuôn ngực nên được tiến hành vào một ngày xác định mỗi tháng để chị em dễ dàng phát hiện, theo dõi những thay đổi bất thường. Chị em nên chọn ngày kiểm tra cách xa chu kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian này sẽ ảnh hưởng đến cảm giác tại bầu ngực.

Quan sát bên ngoài: Khi kiểm tra, chị em cởi áo và áo ngực, đứng trước gương để quan sát xem kích thước, hình dáng, màu sắc da, sự cân đối của khuôn ngực có thay đổi nào bất thường không. Hãy nhấc hai tay lên quan sát vùng dưới cánh tay, dưới bầu vú để kiểm tra bất thường tại khu vực này.

Kiểm tra từng bên ngực: Chị em nằm trên giường hoặc ghế dài, dùng các đầu ngón tay và cả bàn tay lần lượt ấn, nắn, cảm nhận khối u hay các bất thường khác ở từng bên ngực. Bắt đầu từ núm vú lan ra vùng ức và dưới cánh tay theo hình xoắn ốc.

Kiểm tra núm vú: Chị em nhẹ nhàng bóp từng núm vú để kiểm tra có hiện tượng tiết dịch, thụt vào bất thường nào hay không.

Ghi chú kết quả kiểm tra: Sau mỗi lần kiểm tra, chị em nên ghi chép lại cụ thể những cảm nhận, cảm giác, tình trạng khuôn ngực để tiện cho việc theo dõi, nhanh chóng phát hiện những thay đổi bất thường so với lần kiểm tra ngực trước đó.

Đối tượng nên áp dụng

Mọi phụ nữ nên chủ động tự kiểm tra, theo dõi ngực định kỳ, nhất là những chị em: Từ 40 tuổi trở lên; từng mắc ung thư một bên vú nên thường xuyên kiểm tra bên còn lại; được chẩn đoán có khối u ở vú; có người thân từng mắc ung thư vú.

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

(PNTĐ) - Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.
Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

(PNTĐ) - Sáng 17/7/2024, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công ty Fujifilm Việt Nam đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ; hợp tác triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa; tập trung nghiên cứu khoa học, trao đổi để tiếp cận công nghệ mới; thúc đẩy nghiên cứu phát triển những kỹ thuật mới đang được ứng dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Châu Âu.
Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/7 đến ngày 12/7) toàn thành phố ghi nhận 109 ca mắc sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện; trong đó huyện Đan Phượng có số mắc cao với 43 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 1.166 ca mắc, 0 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (990/0).