Lưu ý khi dùng liệu pháp thay thế hormone

Chia sẻ

PNTĐ-Tôi năm nay 45 tuổi, có ý định sử dụng liệu pháp thay thế hormone nhằm bổ sung estrogen thời kỳ này. Vậy, người dùng cần lưu ý điều gì?

 
Tôi năm nay 45 tuổi, có ý định sử dụng liệu pháp thay thế hormone nhằm bổ sung estrogen thời kỳ này. Tôi được biết, bên cạnh lợi ích, giải pháp này cũng khiến người sử dụng đối mặt với nhiều nguy cơ. Vậy, người dùng cần lưu ý điều gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp.
 
Bùi Ngọc Hà 
(Đống Đa, Hà Nội)
 
 
Do lượng estrogen sụt giảm đột ngột trong thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ phải đối mặt với nhiều chứng bệnh: bốc hỏa, khô teo da, loãng xương, tăng các bệnh tim mạch, trầm cảm, khô âm đạo... Liệu pháp hormone thay thế là bổ sung estrogen (hay phối hợp với progesteron) tạo nồng độ các chất nội tiết này tương đương với nồng độ sinh lý nhằm hạn chế các triệu chứng khó chịu giai đoạn mãn kinh. Nếu muốn dùng liệu pháp thay hormone, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây: 
 
Trước hết, phải được thầy thuốc chuyên khoa thăm khám kỹ xem có cần thiết phải điều trị estrogen thay thế không? Nếu có chỉ định điều trị thì phải được khám lâm sàng cẩn thận, xét nghiệm đầy đủ các thông số cần thiết, kiểm tra mỡ máu, kiểm tra điện tâm đồ, mật độ của xương, phải loại trừ những nhóm người có nguy cơ cao ung thư, loại trừ các chống chỉ định sử dụng estrogen…
 
Từ đó chọn lọc thuốc thích hợp, lượng thuốc, con đường dùng thuốc, cân nhắc kĩ mục đích điều trị, lợi hại của dùng thuốc và những tác dụng phụ… Người dùng liệu pháp hormone thay thế cần được theo dõi cẩn thận trong suốt quá trình dùng thuốc, làm các xét nghiệm định kỳ ít nhất 1 lần/ năm.
 
Đối với phụ nữ ứng dụng estrogen, progestin để điều trị theo thứ tự, có thể thấy hiện tượng xuất huyết ở âm đạo. Đó là hiện tượng bình thường. Khi tiếp tục dùng thuốc liên hợp, dùng thuốc mấy tháng đầu có thể có xuất huyết lượng nhỏ không theo quy tắc, tùy thời gian dùng thuốc kéo dài bao lâu, xuất huyết có thể chấm dứt. Nếu thời gian xuất huyết kéo dài quá 10 ngày hoặc lượng thuốc nhiều cần kịp thời đi khám để có giải pháp khắc phục.
 
Ngoài ra, không dùng phối hợp nhiều dạng thuốc có chứa estrogen cùng lúc dễ dẫn đến quá liều và gặp nhiều tác dụng phụ. Dấu hiệu nhận biết đã dùng quá liều estrogen đó là việc xuất hiện những triệu chứng như: đau, cương tức vú, buồn nôn, căng tức bụng, tăng cân. Để đảm bảo sức khỏe, chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn liều dùng.
 
 
BS. Đặng Thị Đỉnh

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).