Nhận biết sớm cúm A và chủ động dự phòng hiệu quả

TS.BS Nguyễn Văn Lâm (Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khoảng 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhi mắc cúm A đang có dấu hiệu gia tăng. Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương), trung bình có khoảng 50-70 ca mắc cúm A điều trị nội trú, chiếm 1/2-1/3 số trẻ điều trị tại Trung tâm.

Đặc biệt, tại đây ghi nhận nhiều ca biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, phải thở oxy, có ca suy hô hấp phải thở máy.

Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp cha mẹ có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất, giúp tạo “lá chắn” bảo vệ trẻ khỏi virus cúm A cũng như nhiều bệnh lý khác, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường này.

Cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H1N1, A/H3N2... Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Triệu chứng của cúm A rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

Nhận biết sớm cúm A và chủ động dự phòng hiệu quả - ảnh 1
Ảnh minh họa

Một số triệu chứng thường gặp

Người bị cúm A thường gặp phải các triệu chứng như: Đau họng và ho; hắt hơi, chảy nước mũi hoặt ngạt mũi; sốt và ớn lạnh; nhức đầu và nhức mỏi cơ thể; cảm thấy mệt mỏi; có thể kèm theo đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ có các bệnh mạn tính, cơ địa béo phì bị nhiễm virus cúm A rất dễ gây các biến chứng như: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể gây viêm não hoặc tử vong.

Dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp

Cha mẹ cần đưa trẻ tới viện để khám, tiến hành test cúm để điều trị ngay khi có các dấu hiệu: Sốt cao liên tục >= 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật; Khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở bất thường; Đau ngực hoặc đau cơ dữ dội; Tím môi và đầu chi, tay chân lạnh; Trẻ ly bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều.

Thông thường, bệnh nhân mắc cúm A sẽ có diễn biến nhẹ và hồi phục sau 5-7 ngày. Chỉ một số ít trường hợp có cơ địa bệnh nền sẽ tăng nặng lên khi mắc cúm. Hoặc trẻ mắc cúm nhưng có biến chứng viêm phổi, suy hô hấp do bội nhiễm vi khuẩn, hoặc một số trường hợp tổn thương thần kinh trung ương như viêm não thì sẽ tăng nặng.

Phòng ngừa cúm A như thế nào

Để phòng ngừa bệnh cần lưu ý những điều sau: Bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi... cần đến ngay cơ sở y tế kiểm tra; hạn chế tiếp xúc với người bệnh/người nghi ngờ mắc bệnh; chủ động tiêm phòng vắc-xin cúm mùa; ăn uống đủ chất, bù đủ nước, tăng sức đề kháng; giữ ấm cơ thể; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam từng bước hội nhập và tiếp cận công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến

Việt Nam từng bước hội nhập và tiếp cận công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến

(PNTĐ) - Mới đây, Công ty TNHH Pfizer Việt Nam và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký kết hợp tác về chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực sản xuất vắc xin chất lượng cao, với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Susan Burns cùng đại diện các cơ quan quản lý y tế.
Cảnh báo sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên

Cảnh báo sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên

(PNTĐ) - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhi T (15 tuổi) nhập viện trong tình trạng tinh thần suy sụp nghiêm trọng, có hành vi tự rạch tay bằng dao lam và xuất hiện ý nghĩ tự sát. Đây là hồi chuông cảnh báo về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên và sự cần thiết của việc quan tâm đúng mức đến đời sống tinh thần của trẻ.
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Phẫu thuật tạo hình giúp bệnh nhân ung thư vú chiến thắng bệnh tật

BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Phẫu thuật tạo hình giúp bệnh nhân ung thư vú chiến thắng bệnh tật

(PNTĐ) - Phẫu thuật tạo hình không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ mà còn đóng vai trò sống còn trong điều trị ung thư. Câu chuyện của H.A (1991, Hà Nội) – một bệnh nhân ung thư vú thể hiếm, từng trải qua 16 lần hóa trị nhưng vẫn tái phát nặng – là minh chứng rõ nét cho điều đó.