Nhiều loại bệnh nguy hiểm từ nhà vệ sinh không... vệ sinh

Chia sẻ

PNTĐ-Sau khi đăng bài “Mắc bệnh” vì sợ… nhà vệ sinh trường học”, báo PNTĐ nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc lo lắng về việc con em mình đang phải sử dụng nhà vệ sinh không... vệ sinh.

 
PV Báo PNTĐ tiếp tục gặp các bác sĩ để cảnh báo về  những căn bệnh vô cùng nguy hại mà trẻ có thể mắc khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn: giãn niệu đạo, viêm cầu thận, viêm đường tiết niệu, suy thận...
 
Nhiều loại bệnh nguy hiểm từ nhà vệ sinh không... vệ sinh - ảnh 1
Việc nhịn tiểu rất có hại cho sức khỏe của trẻ
 
Hệ lụy từ “nhịn” uống nước, đi vệ sinh
 
Gần hết giờ khám chữa bệnh buổi sáng, BV Việt Nam - Cuba tiếp nhận một trường hợp bé trai (7 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có hiện tượng đau bụng dưới dữ dội, bụng cứng, toát mồ hôi, chân tay run và đi tiểu đau buốt… Các bác sĩ ở khoa Nhi khám và cho bệnh nhân nhi tiến hành các xét nghiệm, chụp X-quang. BSCKII Lê Ngọc Mạnh, BV Việt Nam – Cuba bằng kinh nghiệm lâu năm làm trong nghề chẩn đoán hình ảnh, khi tiến hành siêu âm, X-quang đã phát hiện lượng nước tiểu chứa trong bàng quang bệnh nhân quá lớn là 217ml, gây ra hiện tượng căng cứng ổ bụng.
 
Ở lứa tuổi của bệnh nhân nhi (từ 6-10 tuổi), bể chứa (bàng quang) chưa phát triển hoàn thiện, lượng nước tiểu chứa được chỉ dưới 100ml. Vì thế, khi dung tích lượng nước tiểu vượt quá ngưỡng sẽ phải đào thải ra ngoài, nhưng trẻ cố nhịn sẽ gây ra hiện tượng đau đớn trên. Quả đúng như vậy, bệnh nhân này cho biết do NVS trường học không có hệ thống giật nước, các bạn đi trước không múc nước giội nên dơ bẩn vô cùng, khiến cháu không dám đi vệ sinh. Một tháng sau, BV lại tiếp tục tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nhi nữ, (7 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng có biểu hiện bệnh tương tự như trường hợp trên. Đo lượng nước tiểu chứa trong bàng quang của trẻ cũng là 210ml.
 
Khi điều tra dịch tễ ban đầu, cháu bé này cũng cho biết: “Cháu nhịn tiểu vì sợ NVS trường học quá bẩn, bốc mùi khai nồng nặc”.
 
Việc sợ NVS trường học bẩn còn gây sang chấn tâm lý đối với trẻ em, trở thành nỗi ám ảnh của không ít trẻ ở độ tuổi cắp sách tới trường. Một số em đối phó và tìm cách hạn chế phải đi tiểu ở NVS bẩn bằng việc nhịn uống nước dù rất khát. Mới đây, BV Việt Nam – Cuba còn tiếp nhận và điều trị cho một bé trai (7 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có biểu hiện bệnh lúc nào cũng mót tiểu triền miên nhưng không đi tiểu được, da khô, mắt vàng ệch, môi nứt nẻ… Khi khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, lượng nước tiểu trong bàng quang rất ít nhưng vẫn gây kích ứng nhu cầu đi tiểu của bệnh nhân này. Đó là hậu quả của việc nhịn uống nước lâu ngày.

Khẩn cấp xây dựng nhà vệ sinh sạch
 
Theo bác sĩ Trần Đắc Đại, khoa Nhi, BV E, hành vi nhịn tiểu của trẻ sẽ làm tích tụ nước trong bàng quang quá lớn gây giãn bàng quang, và đã có trường hợp vỡ bàng quang do nhịn tiểu. “Khi trẻ nhịn tiểu thì nước ứ đọng trong bàng quang có thể làm tổn thương “van” giữa niệu quản và bàng quang; gây ứ ngược trở lại nước tiểu lên phía trên: niệu quản, thận”. Điều này gây giãn niệu quản, giãn cầu thận, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo, bàng quang, thận và gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây là một lý do mà các bác sĩ rất lo ngại vì viêm nhiễm đường tiết niệu nếu để lâu ở thể mãn tính có thể gây nên suy thận mãn.
 
Việc trẻ không chịu đi tiểu sẽ tích đọng những chất cặn bã trong nước tiểu như ion canxi, kali, muối khoáng, kim loại nặng... và đặc biệt là tế bào bong của đường tiết niệu. Nếu ứ đọng các chất này lâu ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm như bệnh sỏi thận, viêm thận mãn... Ngoài ra, việc nhịn tiểu đó sẽ gây kích thích bên trong cơ thể trẻ khiến trẻ không tập trung, lúc nào cũng tỏ ra khó chịu, bức bách, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học của trẻ.
 
“Ngược lại, nếu trẻ cố nhịn tiểu sẽ gây ra rối loạn bài tiết, dẫn đến việc trẻ dù không uống nước nhưng vẫn mắc bệnh… mót đi tiểu” - BS Lê Ngọc Mạnh cho hay.
 
“Vì thế, lúc này chúng ta cần nhanh chóng xây dựng các NVS sạch tại trường học – BS Đại nhấn mạnh. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, trong điều kiện hiện nay NVS trường học không nhất thiết phải hoành tráng, khang trang nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo vệ sinh và có đủ hệ thống nước sạch, xà phòng. Do vậy, NVS cần có lao công dọn dẹp hằng ngày. Học sinh cần được nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, xây dựng thói quen giội nước khu vệ sinh, hướng dẫn rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh.

Tâm Thanh

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.