Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Chia sẻ

Đây là một rối loạn sinh học thần kinh, đặc trưng bởi giảm tập trung chú ý rõ rệt kết hợp với tăng hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế.

Các biểu hiện giảm chú ý: Khó duy trì chú ý được lâu so với trẻ cùng tuổi; dễ mất tập trung do tác động bên ngoài; không cẩn thận, không tập trung tỉ mỉ, hay gây sai sót; ít tuân theo hướng dẫn, ít hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ, bài vở; hay làm mất, bỏ quên đồ dùng, đồ chơi; hay bỏ dở việc này để sang làm việc khác; né tránh, không thích các hoạt động đòi hỏi nỗ lực tư duy; khó khăn tổ chức hoạt động.

Các biểu hiện tăng hoạt động: Hay bồn chồn, luôn cử động chân tay, ngồi không yên; thường xuyên chạy nhảy, leo trèo, hoặc rời khỏi chỗ ở nơi cần phải ngồi yên; khó khăn khi chơi hoặc tham gia hoạt động tĩnh; nói quá nhiều; trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi; khó khăn khi phải chờ đợi; ngắt quãng, chen ngang vào hội thoại hoặc công việc của người khác.

Ở trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý: Các biểu hiện trên phải kéo dài trên 6 tháng, xuất hiện trước 12 tuổi, xảy ra cả ở nhà, trường học và nơi công cộng. Đồng thời rối loạn này cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ của trẻ.

Các thể bệnh: Thể tăng động, xung động nổi trội; thể giảm chú ý nổi trội; thể kết hợp cả tăng động và giảm chú ý; tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý khoảng 4-6%, trẻ nam mắc cao hơn gấp 3 lần trẻ gái.

Các rối loạn đi kèm thường gặp: Rối loạn chống đối, rối loạn ứng xử, rối loạn tic (rối loạn cử động của các cơ), rối loạn lo âu, trầm cảm, các khuyết tật học tập.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Hiện nay, nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý chưa được xác định rõ. Một số yếu tố có thể tác động: Yếu tố sinh học (di truyền, bệnh lý của mẹ khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh, sinh non, sử dụng một số thuốc); yếu tố môi trường (môi trường sống chật chội, đông đúc, ồn ào); căng thẳng tâm lý trong gia đình; xem tivi, chơi điện tử, dùng internet quá nhiều…

Để điều trị, hỗ trợ, ngoài sử dụng các nhóm thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý một số điểm như: Luôn đưa ra những quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn. Trẻ cần hiểu rõ chính xác cha mẹ mong muốn gì ở mình. Bên cạnh đó, hãy giao việc cho trẻ, điều này giúp trẻ có cảm giác về trách nhiệm và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.

Thói quen là điều đặc biệt quan trọng với trẻ. Hãy đặt ra thời gian biểu nhất định về giờ ăn, giờ làm bài tập, giờ xem ti-vi, giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Hãy luôn tuân thủ theo thời gian biểu.

Ngoài ra, cha mẹ hãy tìm điểm mạnh của trẻ (vẽ, toán, kỹ năng vi tính…) để khuyến khích trẻ; chấp nhận một số hạn chế của trẻ để thông cảm, tránh chế giễu trẻ; thường xuyên nói với trẻ rằng bạn yêu và luôn sẵn sàng giúp đỡ trẻ; tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói; tránh mắng trẻ và kiên trì nhắc nhở, giải thích, kiểm soát hành vi nếu trẻ mắc lỗi; nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh đòi hỏi tư duy, tránh chơi game điện tử, trò chơi bạo lực; cho trẻ tham gia thể dục, thể thao vừa sức…

Trong học tập, cần giúp trẻ thiết lập thói quen, thời gian biểu cho việc làm bài tập ở nhà (giờ học, nơi học); hạn chế những kích thích gây xao nhãng trong giờ học (tiếng ồn, TV, điện thoại, những thứ vụn vặt trong tầm với…); chia nhỏ nhiệm vụ hoặc bài tập để giúp dễ thực hiện hơn và đỡ gây bối rối cho trẻ; khen ngợi khi trẻ có nỗ lực và hoàn thành bài tập. Trợ giúp trẻ một cách tích cực, không chỉ trích và giúp đỡ trẻ cùng sửa những lỗi sai nếu trẻ mắc phải.

Nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc kèm trẻ học, hãy tìm người trợ giúp như: gia sư, nhờ các anh chị lớn… Điều này tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng và tuổi của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cần thường xuyên giữ liên lạc với giáo viên; trao đổi những khó khăn và những điểm tích cực của trẻ; khuyến khích tham gia các sinh hoạt nhóm, đoàn thể.

BS Thành Ngọc Minh
và cộng sự Khoa Tâm thần - bệnh viện Nhi Trung ương

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.