Sốt khi mang thai có nguy hiểm không?

THS.BS TRẦN ANH ĐỨC - Khoa Sản bệnh A4, bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sốt khi mang thai có nguy hiểm không? Cần xử lý như nào khi gặp hiện tượng sốt khi mang thai... là băn khoăn của không ít bà mẹ.

Thai phụ sốt trong 3 tháng đầu nguy hiểm không?

Trong 3 tháng đầu, tức quý I của thai kỳ là khoảng thời gian các cơ quan, bộ phận của thai nhi, nhất là chức năng thần kinh đang trong quá trình hình thành. Vì thế nếu sốt cao, sốt kéo dài do vi khuẩn, virus và kí sinh trùng… đều có thể mang lại những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Sốt cao do virus cúm trong 3 tháng đầu thậm chí có thể khiến thai nhi đối mặt với nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, não úng thủy, tim bẩm sinh…

Bởi vậy, khi có hiện tượng sốt, thai phụ nên đến cơ sở chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, hỏi bệnh, làm xét nghiệm nếu cần, từ đó tìm nguyên nhân gây bệnh nhằm đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Đồng thời, ở những mốc quan trọng của tuần thai: tuần 12, 22, 32, thai phụ nên thực hiện siêu âm, sàng lọc trước sinh sớm để phát hiện nguy cơ hoặc dị tật (nếu có).

Sốt khi mang thai có nguy hiểm không? - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Nên làm gì nếu bị sốt khi mang thai?

Việc đầu tiên nên làm là gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây sốt của thai phụ. Nếu sốt do cảm cúm, cảm lạnh thông thường thì thai nhi tương đối an toàn. Nếu sốt do virus gây nên, chẳng hạn virus cúm A, kèm theo cơn sốt kéo dài sẽ tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. Hiện trên thị trường có bán những bộ test cúm, nhưng các mẹ nên chọn mua ở nhà thuốc lớn, uy tín, không nên mua sản phẩm trôi nổi không đảm bảo.

Khi xác định được nguyên nhân gây sốt, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ cách điều trị hợp lý. Trường hợp chỉ sốt triệu chứng, mẹ có thể dùng hạ sốt có thành phần paracetamol đơn thuần, bù nước bằng điện giải... Tốt nhất liều dùng nên có chỉ định của bác sĩ vì thuốc hạ sốt thường dùng theo kg cân nặng. Nếu sử dụng nhiều và không đúng cách có thể ảnh hưởng tới gan, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ.

Đáng nói đang có một số quan niệm rằng phụ nữ khi mang thai sức đề kháng tăng lên nên khi ốm, sốt có thể không cần dùng thuốc. Thực tế phụ nữ mang thai sức đề kháng giảm hơn so với bình thường, mặc dù cơ thể tăng lượng bạch cầu để đối phó tác nhân từ bên ngoài vào. Nếu sốt cao kéo dài mà không dùng thuốc, nhịp tim của mẹ và con sẽ tăng lên, ảnh hưởng lập tức tới sức khỏe tim, thận của thai nhi, thậm chí gây ra lưu thai.

Sốt có gây sinh non không?

Sốt do nhiễm khuẩn có thể gây kích thích, khiến cơ thể sản sinh ra một chất gây co, mềm cổ tử cung, ảnh hưởng đến việc mang thai, nguy cơ sinh non, sẩy thai ở tuần thai muộn; với thai đủ tháng có thể khiến trẻ khi sinh ra bị nhẹ cân, nhưng tỷ lệ này không cao.

Hiện có nhiều thai phụ nghĩ rằng, sốt, ho nhiều ở những tuần thai cuối sẽ dẫn đến đẻ sớm. Đây là cách hiểu chưa đúng. Bởi lẽ ho chỉ là một tác động cộng dồn, là động tác huy động lực ở cơ ngực, cơ hoành, khi hơi trong cổ họng bật ra thì có một lực tương ứng đẩy xuống ổ bụng. Đôi khi lực này vô tình kết hợp với cơn co tử cung lúc thai đủ tháng có thể làm quá trình chuyển dạ nhanh hơn. Nhưng không phải ho nhiều khiến thai phụ đẻ sớm, là động lực của cuộc chuyển dạ là cơn co tử cung chứ không phải áp lực ổ bụng.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng mạnh

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng mạnh

(PNTĐ) - Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua (từ 6/6 đến 13/6), số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn đã ghi nhận sự gia tăng, báo hiệu một mùa dịch tiềm ẩn. Đáng chú ý, tay chân miệng tiếp tục tăng mạnh, trong khi sởi có xu hướng giảm nhưng vẫn ghi nhận nhiều ca bệnh ở các nhóm tuổi.
Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

(PNTĐ) - Sốt xuất huyết Dengue đang trở thành thách thức y tế nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, với gần 4 tỷ người nằm trong vùng nguy cơ và hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay đã ghi nhận gần 23.000 ca mắc và 5 trường hợp tử vong, cho thấy nguy cơ bùng phát dịch vẫn hiện hữu, nhất là trong bối cảnh "dịch chồng dịch".
Viêm da do sứa biển

Viêm da do sứa biển

(PNTĐ) - Mùa du lịch biển đang đến, nguy cơ vô tình bị viêm da do tiếp xúc với sứa trong khi tắm biển là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, việc "bỏ túi" cho bản thân và gia đình kiến thức về nhận biết triệu chứng, cách xử trí ban đầu khi dị ứng do sứa biển là rất cần thiết, giúp giảm tình trạng nặng của mức độ viêm...