Thế nào là giai đoạn “Tiền ung thư vú”?

Chia sẻ

PNTĐ-Việc khám bệnh, quan sát cơ thể thường xuyên phát hiện những dấu hiệu của ung thư và chữa bệnh ngay lập tức là điều luôn được các bác sĩ khuyến cáo.

  
Ung thư vú là một căn bệnh cực kì nguy hiểm đối với tính mạng và là nỗi lo hàng đầu của phụ nữ. Việc khám bệnh, quan sát cơ thể thường xuyên phát hiện những dấu hiệu của ung thư và chữa bệnh ngay lập tức là điều luôn được các bác sĩ khuyến cáo.
Giống như các bệnh khác, ung thư vú cũng trải qua các giai đoạn từ lúc phát bệnh đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Trong đó “Tiền ung thư vú” hay “giai đoạn 0” là giai đoạn sớm nhất của ung thư vú. Ung thư giai đoạn 0 phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến tại chỗ, có nghĩa là sự tăng trưởng tế bào bất thường bắt đầu trong các ống dẫn sữa của vú.
Ở giai đoạn 0, ung thư vú không có tính xâm lấn, có nghĩa là nó đã không lan sang các mô khác trong vú. Các tế bào bất thường này cũng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nhân ở giai đoạn ung thư này thường được điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, không cần thiết phải hóa trị. Những bệnh nhân bị thúc đẩy bởi estrogen hoặc progesterone có thể được điều trị bằng hormone sau phẫu thuật để giảm nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai. Cơ hội có thể chữa trị của ung thư vú giai đoạn 0 đến 90% - 100% nếu kịp thời phát hiện.
 
 
Ngọc Văn

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).