Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử

TS.BS Vũ Sơn Tùng (Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thấy con chậm nói, không ít bậc phụ huynh nghĩ con bị tự kỷ nhưng khi đi khám thì phát hiện trẻ bị mắc chứng rối loạn ngôn ngữ.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử - ảnh 1
Ảnh minh họa: Int

Điển hình, một bé trai 4 tuổi có biểu hiện chậm nói. Gia đình thừa nhận bé tiếp xúc với tivi và điện thoại từ rất sớm, thường xuyên được cho xem các thiết bị này khi ăn, chơi hoặc quấy khóc. Khi được 15 tháng tuổi, bé biết đi nhưng chưa nói được từ nào. 2 tuổi, bé chỉ nói được vài từ đơn, không ghép được từ, vốn từ hạn chế và thường im lặng trong thời gian dài. Đến khi 4 tuổi, bé vẫn nói không rõ nghĩa, thường xuyên sót âm, khó hiểu. 

Tới khám tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, bé được chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ diễn đạt và cần theo dõi thêm để phân biệt với các tình trạng như rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển tâm thần hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý.

 Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 
Chậm phát triển ngôn ngữ thường do: Bất thường giải phẫu, tổn thương thần kinh; rối loạn phổ tự kỷ, thiếu tương tác gia đình; lạm dụng thiết bị điện tử (trên 2 giờ/ngày ở trẻ 1-3 tuổi). 

Các dấu hiệu cảnh báo theo độ tuổi
0-6 tháng tuổi: Trẻ không giao tiếp bằng mắt với những người xung quanh. Không nhìn theo hay có bất kỳ phản ứng gì khi được gọi tên. Khi nghe âm thanh từ các đồ vật, trẻ không có phản ứng quay về hướng các đồ vật đó.

6-12 tháng tuổi: Trẻ không hứng thú, không phản ứng khi chơi ú òa hoặc những trò chơi tương tự. Không giao tiếp với mọi người xung quanh bằng từ ngữ, âm thanh, cử chỉ, thậm chí khi trẻ cần giúp đỡ như chỉ tay hoặc vẫy tay tạm biệt, Có vấn đề trong việc bắt chước âm thanh.

12-18 tháng tuổi: Trẻ không đáp lại khi được gọi tên hay không có những phản hồi trước các câu hỏi quen thuộc hàng ngày. Trẻ không nói được khoảng vài từ đơn.

2 tuổi: Trẻ không thể nói khoảng 50 từ đơn khác nhau, không thể ghép 2 - 3 từ đơn. Trẻ chỉ có thể lặp lại từ của người khác mà không thể tự nói ra từ mình muốn, không thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản. Trẻ cũng không phản ứng hay đáp lại những yêu cầu, câu hỏi thường ngày.

3 tuổi: Trẻ không thể kết hợp từ thành cụm từ, tạo câu dài như “Mẹ giúp con với”, không đáp lại những yêu cầu hay trả lời những câu hỏi dài, không tự đặt câu hỏi, không sử dụng được ít nhất 200 từ, không yêu cầu mọi thứ theo tên.
Hậu quả khi không can thiệp sớm 
Hơn 60% trẻ chậm ngôn ngữ không theo kịp bạn cùng lứa, dẫn đến: Khó khăn học tập (đọc, viết, toán cao gấp 4-6 lần); tự ti, cô lập xã hội, hạn chế kỹ năng giao tiếp; ảnh hưởng kéo dài đến tuổi trưởng thành. 
Giải pháp từ chuyên gia
TS.BS Vũ Sơn Tùng nhấn mạnh: “Can thiệp trước 3 tuổi giúp trẻ cải thiện 25% khả năng học tập, giảm chi phí và tăng cơ hội hòa nhập”. Vì vậy, các bậc làm cha mẹ, ông bà cần: Hạn chế thời gian trẻ dùng thiết bị điện tử; tăng tương tác trực tiếp, dạy trẻ qua trò chơi, đọc sách; đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. 

Tất cả trẻ em bị nghi ngờ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ nên được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chương trình can thiệp sớm tại địa phương để đánh giá chính thức. Liệu pháp ngôn ngữ có hiệu quả đối với các rối loạn ngôn ngữ biểu đạt. Đối với trẻ em đang được điều trị bằng liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp do cha mẹ thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ lâm sàng có hiệu quả… 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

(PNTĐ) - Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở tuổi vị thành niên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất.
BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

(PNTĐ) - Nhân dịp triển khai chương trình thăm khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí ý nghĩa cho người dân, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Quảng Trị, chiều 25/4, đoàn công tác Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Hà Nội đã có chuyến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới (Quảng Bình). Đây dịp để hai Bệnh viện cùng mang tên biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Cuba thắt chặt thêm mối quan hệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và tìm hiểu về định hướng phát triển của nhau.
Nâng tầm đào tạo và chăm sóc sức khỏe

Nâng tầm đào tạo và chăm sóc sức khỏe

(PNTĐ) - Chiều ngày 22/4/2025, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và hợp đồng nguyên tắc. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong công tác đào tạo, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
VNeID - “Lá chắn số” bảo vệ sức khỏe người dân giữa vấn nạn thuốc giả

VNeID - “Lá chắn số” bảo vệ sức khỏe người dân giữa vấn nạn thuốc giả

(PNTĐ) - Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh đó, ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu không chỉ trong cải cách thủ tục hành chính mà còn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và bảo vệ người dân trước hiểm họa thuốc giả.
Hà Nội: Kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại huyện Chương Mỹ

Hà Nội: Kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại huyện Chương Mỹ

(PNTĐ) - Đoàn công tác của Chi cục Dân số, Trẻ em và Phòng, chống tệ nạn xã hội TP Hà Nội do bà Vũ Thị Thanh Thuý, Phó Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp các biện pháp tránh thai và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2025 tại Trạm y tế xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.