Tỷ số chênh lệch giới tính của Việt Nam tăng nhanh

Chia sẻ

PNTĐ-Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh (nam nhiều hơn nữ) tiếp tục tăng nhanh và ở mức cao nhất từ trước tới nay.

 
Tỷ số chênh lệch giới tính của Việt Nam tăng nhanh - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Tại Hội nghị triển khai công tác dân số năm 2019, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế cho biết: Dân số hiện tại của Việt Nam là 94,67 triệu người, tăng thêm 1 triệu người so với năm 2017 và xếp thứ 14 trên thế giới. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh (nam nhiều hơn nữ) tiếp tục tăng nhanh và ở mức cao nhất từ trước tới nay. Tỷ số giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng 3% so với năm 2017, không đạt kế hoạch (chỉ tiêu là 112,8 bé trai/100 bé gái).
 
Tổng tỷ suất sinh năm 2018 của cả nước là 2,05 con trên 1 phụ nữ tuổi sinh đẻ. 24/ 63 tỉnh thành có mức sinh cao trên 2,3 con, có nơi 2,5 con (chủ yếu là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn). Trong khi đó 16 tỉnh, thành phố có mức sinh xuống thấp dưới 1,8 con; 4 tỉnh có mức sinh dưới 1,6 con (hầu hết là khu vực đô thị, nơi kinh tế - xã hội phát triển). 
 
Năm 2018, TP Hà Nội là địa phương có số trẻ sinh ra lớn nhất nước với khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Dân số Hà Nội tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành nhưng tăng mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới. Đây cũng là có quy mô dân số lớn thứ 2 cả nước (sau TP HCM) với dân số chiếm 8% cả nước.
 
Ông Nguyễn Doãn Tú cũng cho biết, năm 2019 là năm đầu tiên Bộ Y tế triển khai nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới với mục tiêu là tập trung duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỉ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Theo đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được như: Mức giảm sinh bình quân; tăng tuổi thọ trung bình lên 73,6 tuổi và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức 114 bé trai/100 bé gái...
 
 
PV

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).