UNICEF và Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông về tiêm chủng vắc-xin Rota

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa phối hợp với Bộ Y tế chính thức phát động chiến dịch truyền thông "Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên". Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các bậc cha mẹ, về tầm quan trọng của vắc-xin Rota trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota gây ra.

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Tại Việt Nam, vi-rút Rota là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, chiếm từ 20% đến hơn 50% số ca mắc trong giai đoạn 2016-2023.

Mỗi năm, hàng trăm nghìn trẻ phải nhập viện và hàng nghìn trường hợp cần cấp cứu do biến chứng nặng của bệnh. Điều này không chỉ tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi việc tiếp cận với vắc-xin phòng bệnh còn hạn chế.

UNICEF và Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông về tiêm chủng vắc-xin Rota - ảnh 1

Vắc-xin Rota đã được chứng minh là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Theo các nghiên cứu, vắc-xin này có thể giảm từ 85%-98% nguy cơ tiêu chảy nặng và từ 74%-87% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do vi-rút Rota ở mức độ bất kỳ trong năm đầu tiên sau tiêm chủng. Hiện nay, vắc-xin Rota đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 120 quốc gia và đã góp phần giảm đáng kể số ca tử vong và nhập viện do bệnh.

Theo Quyết định số 1596/QĐ-BYT ngày 10/6/2024 của Bộ Y tế, vắc-xin Rota đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Từ năm 2024, trẻ em tại 32 tỉnh miền núi và khu vực khó khăn sẽ được tiêm miễn phí.

Lộ trình mở rộng dự kiến bổ sung thêm 9 tỉnh vào năm 2025 và sẽ bao phủ toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước vào năm 2026 theo Nghị quyết 104/NQ-CP của Chính phủ.

UNICEF và Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông về tiêm chủng vắc-xin Rota - ảnh 2

Chiến dịch truyền thông "Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên" hướng tới việc nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về sự cần thiết của vắc-xin Rota, kêu gọi đưa trẻ đi tiêm đủ hai liều trước 6 tháng tuổi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Các thông điệp của chiến dịch sẽ được phổ biến rộng rãi thông qua truyền hình, phát thanh, báo chí và các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt, thông tin cũng sẽ được truyền tải bằng một số ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ ký hiệu nhằm đảm bảo tiếp cận tối đa đến các nhóm đối tượng khác nhau.

Ngoài ra, UNICEF và Bộ Y tế sẽ phối hợp với các chuyên gia y tế, tổ chức phi chính phủ và những cá nhân có sức ảnh hưởng để lan tỏa thông điệp chiến dịch đến các bậc cha mẹ, đặc biệt là những gia đình ở vùng sâu, vùng xa.

Mục tiêu của chiến dịch là không chỉ bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc bệnh mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống ngay từ những năm tháng đầu đời.

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.