Vợ chồng hiện đại không ngại khám tiền hôn nhân

HIỄN PHƯỚC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Không ít nam giới lấy vợ, nhiều năm liền mong chờ có con nhưng niềm vui vẫn chưa đến. Khi tìm đến bác sĩ nam khoa thăm khám, họ mới vỡ lẽ hệ sinh dục có vấn đề. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cặp vợ chồng cần đi khám tiền hôn nhân, đặc biệt là khám sức khỏe sinh sản.

Đi khám mới biết bị suy sinh dục

Người đàn ông làm nghề kinh doanh, nhà ở khu phố cổ Hà Nội, tìm gặp bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, đã có những nghi ngờ về bản thân có vấn đề từ năm lên 16-17 tuổi. Hồi ấy, trong khi bạn bè của anh đều lớn phổng phao, đổi giọng thì anh vẫn không thấy mình có sự thay đổi gì, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Do ái ngại, tự ti, anh không dám đi khám và cũng không dám thổ lộ cùng ai;  thậm chí anh đã nghĩ tới việc sau này sẽ không lập gia đình.

Bước ngoặt đến khi anh ở  35 tuổi, bấy giờ anh gặp  một cô gái có nhiều đồng cảm. Khi lập gia đình cũng là thời gian những mặc cảm che dấu bấy lâu nay của anh bắt đầu bộc lộ. Điều anh cảm nhận rõ ràng nhất đó chính là bản thân không hề thấy mặn mà trong đời sống chăn gối. Đây chính là lý do lấy vợ gần ba năm nhưng vợ chồng anh chưa có con.

Quá nóng ruột, thấu hiểu nhau trong đời sống vợ chồng, bà xã anh đã khuyên chồng cùng nhau đi khám. Khi làm các xét nghiệm, sức khỏe sinh sản người vợ bình thường. Với người chồng, các bác sĩ hết sức ngạc nhiên khi thấy người đàn ông sắp bước vào tuổi trung niên nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dậy thì. Bộ phận sinh dục của anh nhỏ như của cậu bé lên chín, mười tuổi, hai tinh hoàn nhỏ xíu. Các đặc tính sinh dục phụ cũng chưa thấy, như anh không hề có lông nách, râu ria nhẵn nhụi, nói giọng trong trẻo như một cậu bé. Kết quả xét nghiệm cho thấy anh không có tinh trùng, lượng nội tiết tố nam rất thấp, mặc dù các hoóc môn hướng sinh dục khác bình thường. Bác sĩ chỉ định điều trị sớm để tìm cơ hội có con.

Vợ chồng hiện đại không ngại khám tiền hôn nhân - ảnh 1
Ths.BS Phạm Thị Mỹ tư vấn cho bệnh nhân.

Người đàn ông sau đó đã được bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội lập phác đồ điều trị. Với trường hợp này, ban đầu bác sĩ không hy vọng nhiều vào sự thành công, nhưng rất may sau ba tháng điều trị đã tiến triển rất tốt, như tinh hoàn to gấp đôi, lông nách và râu bắt đầu mọc. Sau liệu trình gần một năm, xét nghiệm tinh dịch đồ của anh đã xuất hiện có tinh trùng, dù ít nhưng tinh trùng khỏe.

Theo bác sĩ, bệnh nhân tiếp tục điều trị và theo dõi, đồng thời được khuyên sinh hoạt tình dục bình thường với hy vọng có thai tự nhiên, còn không với lượng tinh trùng có được vợ chồng anh có thể dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản để thụ thai.

 Cần đi khám khi có dấu hiệu bất thường

Ths.BS Phạm Thị Mỹ - Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, trong cuộc đời làm nghề bác sĩ của mình chứng kiến khá nhiều câu chuyện đáng buồn của các cặp vợ chồng. Vì vấn đề khám tiền hôn nhân thực tế hiện nay chưa được nhìn nhận chính xác và đa phần đều quan điểm có bệnh mới chữa.

Bác sĩ Mỹ kể, ca bệnh đáng buồn của cặp vợ chồng quê Hải Dương đến bệnh viện khám. Cặp vợ chồng bốn lần mang thai nhưng đều không sinh được con mà phải bỏ con ở tuần 20-28 do thai dị tật phù thai. Mãi đến lần thứ năm anh chị mới được các bác sĩ tư vấn khám sàng lọc gen tan máu bẩm sinh Thalasemia và phát hiện cả hai vợ chồng cùng mang gen tan máu bẩm sinh alpha Thalasemia – đây chính là nguyên nhân của bốn lần mang thai người vợ đều bị phù thai và phải đình chỉ thai.

“Với trường hợp này, khi đi thăm khám sớm sẽ được các bác sĩ tư vấn khám, sàng lọc phôi tiền làm tổ để loại trừ phôi bị bệnh và sẽ lựa chọn những phôi bình thường hoặc mang gen dị hợp chuyển vào buồng tử cung và người vợ có thể có một thai kỳ khỏe mạnh”- BS Mỹ nói.

Theo bác sĩ Mỹ, tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (30 – 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.

Vợ chồng hiện đại không ngại khám tiền hôn nhân - ảnh 2
ảnh minh họa

Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn.

“Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp cho các bạn trẻ có thể đánh giá được sớm tình trạng sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản của bản thân. Từ đó, giúp các bạn tự tin bước vào cuộc hôn nhân, chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho đời sống vợ chồng và sẵn sàng chào đón các em bé khỏe mạnh”- BS Mỹ cho hay.

Theo bác sĩ Mỹ, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phát hiện sớm trình trạng sức khỏe và cần có những lời khuyên đúng đắn của nhân viên y tế, từ đó đưa ra quyết định phù hợp về thời điểm kết hôn, mang thai và sinh con. Các trường hợp chưa sẵn sàng hoặc gặp vấn đề về quan hệ tình dục cũng sẽ được các chuyên gia tình dục tư vấn, hướng dẫn. Các trường hợp có các bệnh lý hoặc di truyền liên quan ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai và sinh đẻ về sau cũng được sàng lọc và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tất cả các lý do nêu trên đều cho thấy rằng việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.