Cần tư vấn miễn phí về trầm cảm học đường, gọi ngay hotline 0909658035

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngày càng nhiều trẻ em Việt Nam mắc bệnh lý trầm cảm, rối loạn lo âu... Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Davipharm triển khai dự án “Chăm sóc sức khỏe Việt”, công bố đường dây nóng 0909658035 – hotline tư vấn, giải đáp miễn phí các thắc mắc về sức khỏe tâm thần.

Theo Unicef, tỷ lệ mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) của trẻ em Việt Nam rơi vào khoảng từ 8% - 29% tùy từng khu vực. Trung bình khoảng 3 triệu trẻ em Việt Nam cần được trợ giúp bằng các dịch vụ chăm sóc SKTT.

Cần tư vấn miễn phí về trầm cảm học đường, gọi ngay hotline 0909658035 - ảnh 1

Cụ thể, các vấn đề SKTT phổ biến nhất ở trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn,...) và các vấn đề hướng ngoại (tăng động và giảm chú ý). Mặc dù tỷ lệ tự tử ở trẻ em Việt Nam ước tính thấp hơn so với toàn cầu, nhưng nghiện game & lạm dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá rất phổ biến trong nam vị thành niên với tỷ lệ gần 40%. (Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, 2010).

Để bảo vệ toàn diện sức khỏe cho trẻ em, chúng ta không chỉ giúp trẻ phòng ngừa cảm lạnh hoặc té ngã, mà cần giúp trẻ tránh các vấn đề về SKTT. Các thực phẩm bổ dưỡng, tập thể dục, chủng ngừa giúp trẻ có được thể chất tốt - nhưng có lẽ chưa đủ để trẻ có được sức khỏe tinh thần tốt. Vì vậy, nhận biết những điều kiện “đủ” để hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ là điều rất quan trọng.

Nếu chúng ta không chắc chắn với các dấu hiệu, cách nhanh nhất và dễ nhất là gọi tới hotline 0909658035. Tại đó, ThS.BS Phan Thị Hoài Yến – cố vấn chuyên môn, giảng viên ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, các bác sĩ thường trực khoa Tâm Thể - BV TP Thủ Đức cùng các bác sĩ, chuyên gia tình nguyện viên trên toàn lãnh thổ Việt nam sẽ tư vấn, cung cấp thông tin và đánh giá sơ bộ về SKTT, xác định xem trẻ có đang trải qua các triệu chứng rối loạn tâm thần hay không, từ đó tư vấn điều trị hoặc hỗ trợ người thân. Thời gian tư vấn: 8h-10h, 14h-16h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho trẻ:

●     Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ cũng như chăm sóc sức khỏe thể chất của chúng.

●     Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo và nếu bạn lo ngại có thể có vấn đề, hãy tìm sự trợ giúp của chuyên gia.

●     Hãy cho trẻ biết rằng mọi người đều có trải qua nỗi đau, sợ hãi, buồn bã, lo lắng và tức giận; và những cảm xúc này là một phần bình thường của cuộc sống; khuyến khích trẻ nói về mối quan tâm của chúng  và bày tỏ cảm xúc của chúng.

●     Hãy là một kiểu mẫu — nói về cảm xúc của chính bạn, lời xin lỗi, không thể hiện sự tức giận một cách  bạo lực và sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tích cực.

●     Khuyến khích tài năng và kỹ năng của con bạn, đồng thời chấp nhận những hạn chế của chúng. Khen ngợi và chúc mừng thành tích của con bạn.

●     Cho con bạn cơ hội để học hỏi và phát triển

●     Không áp dụng hình phạt thể xác; đặt ra các kỳ vọng rõ ràng và nhất quán và công bằng.

Giáo viên có thể làm gì

●     Hãy nghĩ SKTT như một thành phần quan trọng để một đứa trẻ “sẵn sàng học hỏi"

●     Biết các dấu hiệu cảnh báo của rối loạn SKTT và lưu ý những dấu hiệu này ở học sinh của bạn và xin ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần khi bạn có lo lắng; kiểm tra tâm lý có thể cần thiết.

●   Sử dụng (các) chuyên gia sức khỏe tâm thần tại trường học của bạn làm nguồn lực để: phòng ngừa và can thiệp cho học sinh, bao gồm đào tạo kỹ năng xã hội; giáo dục cho giáo viên và học sinh về sức khỏe tâm thần, tư vấn cho giáo viên và học sinh về khủng hoảng sau một sự kiện đau buồn, và đào tạo kỹ năng quản lý lớp học cho giáo viên.

●   Cho phép học sinh của bạn thảo luận về các sự kiện rắc rối ở trường hoặc trong cộng đồng; khuyến khích học sinh nói ra cảm xúc của mình.

Tin cùng chuyên mục

Nữ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nguy kịch sau tiêm khớp vai tại phòng khám tư

Nữ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nguy kịch sau tiêm khớp vai tại phòng khám tư

(PNTĐ) - Một nữ bệnh nhân 61 tuổi ở Hải Dương vừa được cứu sống tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương sau khi rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn cực kỳ nguy kịch. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nhiễm trùng từ mũi tiêm trực tiếp vào khớp vai tại một phòng khám tư nhân. Sự việc đặt ra hồi chuông cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện các thủ thuật y khoa tại những cơ sở không đảm bảo vô trùng.
Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

(PNTĐ) - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự nhanh chóng, tiện lợi cho người bệnh khi tới khám, BV Da liễu Trung ương đã chính thức áp dụng hình thức đăng ký và thanh toán chi phí khám bệnh trực tuyến qua website chính thức của bệnh viện tại địa chỉ Dalieu.vn.
Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

(PNTĐ) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Ngày 07/5, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã chia sẻ về những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc tăng cường quản lý, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác.
Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

(PNTĐ) - Ung thư vú ở nam giới rất hiếm, với khoảng 2.710 ca mới tại Hoa Kỳ năm 2022. Các dấu hiệu ung thư vú ở nam giới có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở người 60-70 tuổi. Tuy nhiên, do ít phổ biến hơn ở nữ giới, nam giới thường bỏ qua triệu chứng, dẫn đến chẩn đoán muộn và ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị.
Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

(PNTĐ) - Mới đây, các bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện nội soi thành công, gắp bỏ một khối bã thức ăn lớn kích thước khoảng 4x4cm ra khỏi dạ dày của một bệnh nhân nữ 65 tuổi. Trường hợp này không chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ biến chứng nguy hiểm mà còn là lời cảnh báo về tình trạng bã thức ăn dạ dày, một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng không thể chủ quan.