Cảnh báo bệnh tay – chân – miệng

Chia sẻ

PNTĐ-Bệnh tay - chân - miệng có thể diễn biến phức tạp, khả năng phát triển thành dịch và lan rộng nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời.

 
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính riêng trong tuần từ 9-15/10/2017, trên địa bàn thành phố đã có 88 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng. Bệnh có thể diễn biến phức tạp, khả năng phát triển thành dịch và lan rộng nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời.
 
Cảnh báo bệnh tay – chân – miệng  - ảnh 1
Nốt phỏng ở lòng bàn chân – biểu hiện của bệnh tay – chân – miệng
 
Do đối tượng của bệnh phần lớn là trẻ nhỏ nên các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Chị Nguyễn H (Hà Nội) có con gái 2 tuổi đang điều trị bệnh tay - chân - miệng tại bệnh viện Nhi Trung ương kể: Con gái tôi bị bệnh đã 4 hôm nay. Những ngày đầu, cháu có biểu hiện biếng ăn; bàn chân, bàn tay xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Nghĩ cháu bị rệp đốt nên gia đình chỉ bôi thuốc mỡ. Sang ngày thứ 4, cháu bắt đầu sốt cao li bì, có mụn nước trong miệng. Sau khi vào viện làm xét nghiệm, bác sĩ kết luận con gái tôi mắc bệnh tay – chân – miệng, bắt đầu chuyển sang biến chứng về hô hấp.
 
Theo chia sẻ của các bác sĩ, bệnh tay – chân - miệng dễ mắc ở trẻ nhỏ vì các cháu sức đề kháng kém. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus đường tiêu hóa gây ra. Trong đó, virus hay gặp là EV71, coxsackie A16. Bệnh dễ lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với hạt nước bọt của người bệnh bắn ra, dịch tiết mũi - họng, dịch nốt phỏng vỡ ra… Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh trong tuần đầu tiên sau khi trẻ bị nhiễm bệnh. Nguồn gây bệnh có thể kéo dài vài tuần do virus khu trú trong phân.
 
Bệnh nhi khi mắc tay - chân - miệng sẽ trải qua 4 giai đoạn của bệnh với các triệu chứng như sau: Giai đoạn ủ bệnh (kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong giai đoạn này trẻ gần như không có biểu hiện gì của bệnh); Giai đoạn khởi phát (trẻ có những triệu chứng như: sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, đau họng, khó nuốt, biếng ăn và có thể tiêu chảy vài lần mỗi ngày); Giai đoạn toàn phát (đây là lúc bệnh tiến triển nặng, kéo dài từ 3 – 10 ngày với các triệu chứng: loét miệng, có vết viêm loét đỏ hoặc các nốt như phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, khiến trẻ đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt; Phát ban dạng phỏng nước ở bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông trong khoảng thời gian ngắn (thường là dưới 7 ngày); Trẻ bị sốt nhẹ và có thể bị nôn; Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm (từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh); Giai đoạn lui bệnh (qua giai đoạn toàn phát, từ 3 đến 5 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn).
 
Hiện tại, bệnh tay - chân - miệng chưa có vắc-xin điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể khỏi trong vòng 7 - 10 ngày nếu điều trị sớm. Để càng lâu, nguy cơ trẻ bị biến chứng nặng như: suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong càng cao.
 
Bệnh tay – chân – miệng có 4 cấp độ. Trường hợp bệnh ở cấp độ 1, 2 với các biểu hiện như: loét miệng và/ hoặc tổn thương da; giật mình dưới 2 lần/30 phút; sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ…, người bệnh có thể điều trị tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, trong điều trị cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Tuy nhiên, nếu trẻ đã ở cấp độ 3, 4 với các biểu hiện: Mạch đập chậm (dấu hiệu rất nặng); vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm); tăng trương lực cơ... bắt buộc phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để được điều trị.
 
Tay - chân - miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người chăm sóc trực tiếp cho trẻ (nếu không biết cách phòng ngừa). Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa cấp cứu, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), bệnh tay – chân - miệng ở người lớn cũng có biểu hiện như trẻ em. Các triệu chứng sớm như: sốt, ho, đau bụng, chán ăn. Sau thời gian ủ bệnh thì quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hay bẹn có thể nổi mụn nước. Một số trường hợp chỉ nổi ban nên dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sởi… Bệnh khi ở thể nặng cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và tử vong.
 
Vì vậy, gia đình có trẻ bị bệnh nên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là các vị trí như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt bàn, đồ chơi và khu vực trẻ hay chơi. Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay – chân - miệng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; không sử dụng chung vật dụng ăn uống, tráng nước sôi trước khi sử dụng, không cho trẻ ăn bốc, mút, không mớm thức ăn cho trẻ; tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt hay chất thải của người bệnh; uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hoặc có thể bổ sung vitamin C, nhỏ mắt, nhỏ mũi hàng ngày.

Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Nữ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nguy kịch sau tiêm khớp vai tại phòng khám tư

Nữ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nguy kịch sau tiêm khớp vai tại phòng khám tư

(PNTĐ) - Một nữ bệnh nhân 61 tuổi ở Hải Dương vừa được cứu sống tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương sau khi rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn cực kỳ nguy kịch. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nhiễm trùng từ mũi tiêm trực tiếp vào khớp vai tại một phòng khám tư nhân. Sự việc đặt ra hồi chuông cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện các thủ thuật y khoa tại những cơ sở không đảm bảo vô trùng.
Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

(PNTĐ) - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự nhanh chóng, tiện lợi cho người bệnh khi tới khám, BV Da liễu Trung ương đã chính thức áp dụng hình thức đăng ký và thanh toán chi phí khám bệnh trực tuyến qua website chính thức của bệnh viện tại địa chỉ Dalieu.vn.
Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

(PNTĐ) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Ngày 07/5, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã chia sẻ về những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc tăng cường quản lý, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác.
Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

(PNTĐ) - Ung thư vú ở nam giới rất hiếm, với khoảng 2.710 ca mới tại Hoa Kỳ năm 2022. Các dấu hiệu ung thư vú ở nam giới có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở người 60-70 tuổi. Tuy nhiên, do ít phổ biến hơn ở nữ giới, nam giới thường bỏ qua triệu chứng, dẫn đến chẩn đoán muộn và ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị.
Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

(PNTĐ) - Mới đây, các bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện nội soi thành công, gắp bỏ một khối bã thức ăn lớn kích thước khoảng 4x4cm ra khỏi dạ dày của một bệnh nhân nữ 65 tuổi. Trường hợp này không chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ biến chứng nguy hiểm mà còn là lời cảnh báo về tình trạng bã thức ăn dạ dày, một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng không thể chủ quan.