Cấp cứu thành công bệnh nhân sốc mất máu, ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bệnh nhân là chị Đ.T.M (trú tại Lạng Sơn), nhập viện cấp cứu ngày 15/4/2024 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong tình trạng đau bụng liên tục, nôn nhiều.

Cấp cứu thành công bệnh nhân sốc mất máu, ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung - ảnh 1
 GS.TS Nguyễn Duy Ánh và TS.Nguyễn Thị Thu Hà cùng ekip phẫu thuật thăm hỏi, chúc sức khoẻ bệnh nhân

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết chị tự test que thử thai kết quả dương tính (+) và bị đau bụng từ 2 ngày trước. Nhanh chóng khám và siêu âm ban đầu, đội ngũ bác sĩ cấp cứu khoa Khám bệnh nhận định bệnh nhân có triệu chứng chảy máu trong ổ bụng, yêu cầu chuyển mổ ngay lập tức.

Dưới ánh đèn phẫu thuật, toàn bộ ekip khoa Gây mê hồi sức, kíp mổ khoa Khám bệnh chung sức phối hợp cứu người bệnh. Nằm trên bàn mổ, chị M trong trạng thái lơ mơ, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được. Nhận định bệnh nhân đang sốc mất máu, ekip gây mê hồi sức vừa hồi sức vừa tiến hành gây mê. Tuy nhiên, do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn. 

Ngay lập tức, Ban Giám đốc gồm TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện cùng 2 Phó giám đốc PGS.TS Lê Hoài Chương và PGS.TS Vũ Văn Du đã hội chẩn cấp tốc. Toàn viện bật chế độ báo động đỏ, đồng thời hội chẩn liên viện cùng bệnh viện Việt Đức tập trung cứu chữa cho bệnh nhân.

Cấp cứu thành công bệnh nhân sốc mất máu, ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung - ảnh 2
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm hỏi, động viên người nhà bệnh nhân

Sau 15 phút căng thẳng được ép tim liên tục và hồi sức tích cực, tim bệnh nhân đã đập trở lại. Toàn bộ y bác sĩ 2 bệnh viện vui mừng, khẩn trương phẫu thuật cầm máu cho bệnh nhân. Kết thúc ca mổ, kíp mổ khoa Khám bệnh cho biết bệnh nhân có khối chửa ngoài tử cung vỡ gây mất 2 lít rưỡi máu, vô cùng nguy hiểm. 

Sau khi cẩn thận kiểm tra tình trạng người bệnh, vào lúc 15h cùng ngày, chị Đ.T.M được chuyển sang bệnh viện Việt Đức để tiếp tục điều trị hồi sức tích cực. Trong suốt quá trình chị M điều trị tại bệnh viện Việt Đức, hai bệnh viện liên tục trao đổi, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng người bệnh. Trải qua 10 ngày nỗ lực cứu chữa, hiện chị M hoàn toàn tỉnh táo, sức khỏe ổn định và giao tiếp tốt. 

Vừa qua, GS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, TS.Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc bệnh viện cùng Êkip phẫu thuật đã sang thăm hỏi bệnh nhân Đ.T.M, đồng thời cảm ơn các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực 2 bệnh viện Việt Đức đã nhanh chóng hội chẩn, cùng tham gia hỗ trợ cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

Tin cùng chuyên mục

Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

(PNTĐ) - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, là  cơ hội để giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn thông qua chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.
​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.