Dự án Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi: Mở rộng nhiều quyền lợi cho người tham gia

NGUYỄN HOÀNG NGỌC THẠCH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hiện nay, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi đang được Bộ Y tế lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của đông đảo chuyên gia và người dân. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế sẽ tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo luật, phấn đấu để trình Quốc hội dự thảo luật BHYT sửa đổi vào tháng 5/2024.

Theo ThS Nguyễn Trí Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT lần này có nhiều điểm mới quan trọng, đột phá mạnh mẽ, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. 

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất BHYT chi trả cho các dịch vụ như sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh, sàng lọc bệnh lây truyền từ mẹ sang con, sàng lọc, khám, chẩn đoán sớm một số bệnh, khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh tại nhà (người cao tuổi, người khuyết tật nặng), sử dụng vaccine, sinh phẩm, dinh dưỡng sử dụng trong điều trị… Vận chuyển người bệnh trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn.

Bên cạnh đó dự thảo cũng quy định bổ sung chi trả khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi, người khuyết tật nặng; sử dụng vaccine, sinh phẩm và dinh dưỡng sử dụng trong điều trị; Người tham gia BHYT được lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, được cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu quản lý. 

Ngoài ra Bộ Y tế đề xuất mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam.

Dự án Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi: Mở rộng nhiều quyền lợi cho người tham gia - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: T.H

Góp ý vào dự án Luật, bà Tống Thị Song Hương - nguyên Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho rằng: Một trong những lý do người tham gia BHYT lên tuyến trên vì chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu. Theo đó, còn có những quy định liên quan gói dịch vụ. 

Bà Song Hương dẫn chứng: Một bệnh nhân tiểu đường khi khám tuyến xã thì không có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc thông thường, trong khi lên tuyến trên có thuốc tốt hơn. 

Đối với phạm vi quyền lợi được hưởng BHYT, theo bà Hương, việc dự án luật đề xuất mở rộng rất nhiều nội dung là rất tốt. nhiều điểm mới quan trọng, đột phá mạnh mẽ, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Vì chúng ta đang hướng đến dự phòng chủ động tích cực, khám sàng lọc phát hiện sớm sẽ giúp giảm được chi phí khám chữa bệnh. 

Tuy nhiên, bà Song Hương cũng cho rằng trong điều kiện quỹ như hiện nay cần cân nhắc, xem xét lại thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm nên làm dịch vụ gì, bệnh gì, cần có đánh giá tác động. Chúng tôi ủng hộ việc đưa các quy định về sàng lọc, dự phòng, tư vấn, chẩn đoán sớm nhưng phải có điều kiện, có lộ trình. Bộ Y tế cần nghiên cứu đánh giá tác động để thực hiện theo lộ trình. 

Đồng tình với các ý kiến trên, ông Nguyễn Hữu Tuyển - đại diện BHXH Hà Nội cho hay: Dự án luật này đang mở rộng quyền lợi người tham gia BHYT rất nhiều. Điều này rất có ý nghĩa về an sinh song với mức đóng tối đa 6% tiền lương tháng thì có khi không đủ tiền để chi trả. Vì thế, cần tiến hành các nghiên cứu, đánh giá tác động. 

Ngoài ra các chuyên gia cũng nhận định cần thêm quy định chặt chẽ trong việc chỉ định điều trị nội trú hưởng BHYT, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế, chuyển tuyến không cần thiết làm ảnh hưởng đến quỹ BHYT.

Cho rằng dự án Luật BHYT sửa đổi là dự án luật quan trọng, có tác động trực tiếp đến mọi người dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nêu rõ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực trạng, đánh giá tác động đầy đủ đối với các chính sách và tham vấn ý kiến kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. 

Nhấn mạnh Dự án Luật được sửa đổi toàn diện, thay thế luật hiện hành phải giải quyết được các bất cập hiện hành, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, đặt quyền lợi của người tham gia BHYT lên hàng đầu để phục vụ, tạo niềm tin với chính sách BHYT, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị và chuyên gia tiếp tục phối hợp góp ý, hoàn thiện. 

Tin cùng chuyên mục

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chính thức được Hội đồng thẩm định công nhận đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử (EMR). Đây là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi số, góp phần hiện đại hóa hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

(PNTĐ) - Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại đơn vị. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động ngành Y tế Thủ đô.
Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

(PNTĐ) - Chị D - một nhân viên văn phòng 40 tuổi ở Hà Nội, từng có giấc ngủ lý tưởng, bỗng chốc rơi vào địa ngục mất ngủ triền miên. Lý do không chỉ là áp lực công việc, mà còn vì chị đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng đơn giản, và cho rằng "chỉ là mất ngủ chút thôi, ai mà chẳng gặp".
Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

(PNTĐ) - Sáng ngày 9/6, tại Hà Nội, Hội thảo phổ biến cam kết tham gia chương trình Kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 đã được Cục Dân số (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức, nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.