Hà Nội: Bổ sung vitamin A đợt 2 cho hơn 385.000 trẻ em từ 1-2/12/2023

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội, thành phố sẽ triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023 cho trẻ em trên địa bàn thành phố. Thời gian tổ chức từ ngày 1-2/12/2023, uống vét ngày 3-4/12/2023.

Trước đó, vào chiều 24/11, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch cho trẻ uống bổ sung Vitamin A đợt 2. Đối tượng được bổ sung vitamin A là trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương, kể cả trẻ vãng lai, trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Hà Nội: Bổ sung vitamin A đợt 2 cho hơn 385.000 trẻ em từ 1-2/12/2023 - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Dự kiến số trẻ trong độ tuổi được uống vitamin A đợt này là 385.477 trẻ. Trong đó, trẻ từ 6 đến 11 tháng là 64.946 trẻ; trẻ từ 12 đến 35 tháng là 320.531 trẻ. Toàn thành phố có 1.657 điểm uống vitamin A. Mục tiêu đặt ra của chiến dịch là 99,8% trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống Vitamin A liều cao.

Tại hội nghị, cán bộ phụ trách hoạt động uống vitamin A của các đơn vị được hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho trẻ uống vitamin A, xử trí hóc, sặc, cách bố trí sắp xếp trang thiết bị dụng cụ, công tác thống kê, báo cáo.

Phát biểu chủ trì hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch uống bổ sung vitamin A cho trẻ đảm bảo an toàn, hiệu quả. Chuẩn bị tốt trước chiến dịch về rà soát đối tượng, đảm bảo vật tư y tế, viên nang vitamin A, tổ chức điểm uống phù hợp. Cán bộ y tế cho trẻ uống vitamin A phải bảo đảm đúng kỹ thuật, đủ liều lượng được chỉ định.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

(PNTĐ) - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự nhanh chóng, tiện lợi cho người bệnh khi tới khám, BV Da liễu Trung ương đã chính thức áp dụng hình thức đăng ký và thanh toán chi phí khám bệnh trực tuyến qua website chính thức của bệnh viện tại địa chỉ Dalieu.vn.
Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

(PNTĐ) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Ngày 07/5, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã chia sẻ về những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc tăng cường quản lý, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác.
Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

(PNTĐ) - Ung thư vú ở nam giới rất hiếm, với khoảng 2.710 ca mới tại Hoa Kỳ năm 2022. Các dấu hiệu ung thư vú ở nam giới có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở người 60-70 tuổi. Tuy nhiên, do ít phổ biến hơn ở nữ giới, nam giới thường bỏ qua triệu chứng, dẫn đến chẩn đoán muộn và ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị.
Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

(PNTĐ) - Mới đây, các bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện nội soi thành công, gắp bỏ một khối bã thức ăn lớn kích thước khoảng 4x4cm ra khỏi dạ dày của một bệnh nhân nữ 65 tuổi. Trường hợp này không chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ biến chứng nguy hiểm mà còn là lời cảnh báo về tình trạng bã thức ăn dạ dày, một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng không thể chủ quan.
Kháng thể Palivizumab: Biện pháp dự phòng RSV hiệu quả cho trẻ nguy cơ cao

Kháng thể Palivizumab: Biện pháp dự phòng RSV hiệu quả cho trẻ nguy cơ cao

(PNTĐ) - Virus hợp bào hô hấp (RSV – Respiratory Syncytial Virus) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc có bệnh lý nền như tim bẩm sinh. Mặc dù đa số ca bệnh ở mức độ nhẹ và tự giới hạn, một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhi có thể diễn tiến nặng, dẫn đến viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt trong những tháng đầu đời.