Trẻ 45 ngày tuổi đã bị rối loạn chuyển hóa acid béo

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Khoa Sơ sinh BV Đa khoa Đức Giang vừa tiếp nhận trẻ 45 ngày tuổi, nhập viện cấp cứu do bị nhiễm khuẩn huyết Sốc nhiễm khuẩn - Suy hô hấp độ 3, hạ đường huyết nghi ngờ đợt cấp của rối loạn chuyển hoá acid béo.

Qua khai thác tiền sử bệnh được biết, trẻ sinh non 34 tuần, cân nặng 1.900gr. Sau sinh, trẻ từng điều trị 1 tháng viện Nhi Trung ương điều trị hạ đường huyết kéo dài, tình trạng nhiễm khuẩn đáp ứng kém. Bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do thiếu hụt L-Carnitine, phải tái khám định kỳ.

Ngày 21/3, trẻ nhập viện trong tình trạng li bì, da tái, nhịp thở chậm, có nhiều cơn ngừng thở dài, SpO2: 70%, giảm trương lực cơ nặng, không sốt. Trước khi vào viện 1 ngày, trẻ xuất hiện nôn, không sốt, ăn kém hơn, sau đó gia đình thấy trẻ ngủ nhiều hơn, khó đánh thức, không sốt, không ho, đi ngoài bình thường. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn huyết Sốc nhiễm khuẩn - Suy hô hấp độ 3, hạ đường huyết nghi ngờ đợt cấp của rối loạn chuyển hoá acid béo. 

Trẻ 45 ngày tuổi đã bị rối loạn chuyển hóa acid béo - ảnh 1
Bác sĩ Khoa Sơ sinh, BV Đa khoa Đức Giang chăm sóc cho bệnh nhi

Ngay sau đó trẻ đã được đặt nội khí quản, thở máy, bolus dịch, dùng thuốc vận mạch, kháng sinh, nhịn ăn, truyền đường nồng độ cao, theo dõi test đường mao mạch 3h/1 lần, uống tiếp L.carnitin. Qua các kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ mắc cúm A, viêm phổi do Klebsiella, suy chức năng gan, hạ đường máu, các xét nghiệm về chuyển hóa đều cao. Trẻ xuất hiện sốt tăng dần sau 6 giờ vào viện. Sau 24h trẻ tỉnh, trương lực cơ khá, trẻ đc rút ống nội khí quản, tiếp tục thở máy không xâm nhập, dừng thuốc vận mạch sau 2,5 ngày. 

Hiện tại, sau 1 tuần điều trị, trẻ vẫn thở máy ko xâm nhập, chỉ số máy thở thấp, tình trạng sốt đã giảm, các xét nghiệm về chuyển hóa đã đỡ hơn. Từ ngày thứ 3 trẻ được ăn sữa công thức đặc biệt dành riêng cho trẻ rối loạn acid béo, kèm truyền dịch hỗ trợ.

Lý giải về bệnh lý của bé trai, BS Vũ Thị Thu Nga - Trưởng khoa Sơ sinh (BV Đa khoa Đức Giang) cho biết: Rối loạn chuyển hóa axit béo là một hội chứng có tính di truyền trong gia đình. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi gặp ở người trưởng thành nhưng rất hiếm. Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn, mắc một bệnh nào đó hoặc nhiễm trùng thì có thể khởi phát triệu chứng của bệnh như: Buồn ngủ, sốt, quấy khóc, thay đổi hành vi, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, giảm vị giác, mất cảm giác ở cánh tay và chân, đau cơ, chuột rút, yếu toàn thân, nồng độ đường huyết thấp, suy giảm thị lực.

Từ trường hợp bệnh nhi nói trên, BS Vũ Thị Thu Nga cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ làm các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, chủ động kiểm tra để theo dõi và chẩn đoán, điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻ (nếu có) được kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe dài hạn

Kỳ cuối: Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe dài hạn

(PNTĐ) - Theo tính toán, thời gian cần thiết để tăng gấp đôi tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam chỉ mất 27 năm. Trước sự gia tăng nhanh chóng của dân số già, hệ thống an sinh xã hội, kết cấu hạ tầng y tế, cũng như sự chuẩn bị cho các chính sách và quy định... phải sớm được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của NCT.
Ngành y tế Hà Nội dự kiến hiến tặng 1.800 đơn vị máu trong năm 2024

Ngành y tế Hà Nội dự kiến hiến tặng 1.800 đơn vị máu trong năm 2024

(PNTĐ) - Theo kế hoạch phối hợp của Sở Y tế và Công đoàn ngành Y tế Hà Nội, dự kiến trong năm 2024, các cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác tại các đơn vị y tế thành phố sẽ tham gia hiến máu tình nguyện theo 2 đợt; số lượng hiến dự kiến là 1.800 đơn vị máu. Thông điệp của chương trình hiến máu năm nay là “Blouse trắng - Trái tim hồng”, “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”.
Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

(PNTĐ) - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, là  cơ hội để giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn thông qua chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.