Bảo tàng ở Hà Nội: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu

Chia sẻ

PNTĐ-Sự mất cân đối về sức thu hút khách một cách kỳ lạ giữa một số bảo tàng của Hà Nội khiến người ta đặt ra các vấn đề về tính năng động trong hoạt động của nhiều bảo tàng.

 
Có những nơi, không ít người cảm thấy tiếc rẻ không gian to rộng nằm ngay giữa các phố lớn của các bảo tàng, trong khi những nơi khác thì tuần nào cũng ồn ào, náo nhiệt…
 
Bảo tàng đìu hiu vì đâu?
 
Hà Nội là nơi quy tụ khá nhiều bảo tàng từ bảo tàng quốc gia đến bảo tàng địa phương và các bảo tàng ở các lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, bảo tàng nhộn nhịp thì ít mà đìu hiu thì nhiều.
 
Cũng ở trong lĩnh vực quân sự, nếu như Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Phòng không Không quân thu hút được khá đông du khách thì một số bảo tàng khác lại vắng vẻ đến buồn. Đó là Bảo tàng Tăng thiết giáp hay Bảo tàng Pháo binh... Một khuôn mẫu chung của các bảo tàng này là cách trưng bày có phần na ná nhau, theo trục thời gian gắn liền với các giai đoạn lịch sử. Chưa kể đến là hiện vật nghèo nàn, hoạt động phụ trợ cũng như các hoạt động định kỳ thì ít ỏi. Sự dập khuôn, nghèo nàn đó làm cho hệ thống các bảo tàng không hấp dẫn. Không ít khách than phiền rằng từ khi họ còn là sinh viên tới bảo tàng một lần, đến giờ cả chục năm, tới mà bảo tàng vẫn… y chang.
 
Bảo tàng ở Hà Nội: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu - ảnh 1
Trưng bày hiện vật đơn điệu tại triển lãm Di sản Văn hóa
Thăng Long – Hà Nội
 
Bị báo chí “nói” và “soi” nhiều nhất có lẽ là Bảo tàng Hà Nội, công trình được đầu tư kỷ lục dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long với số vốn ngân sách 2.300 tỷ đồng. Tọa lạc ở vị trí đẹp, xây dựng bề thế, nguy nga, nhưng bảo tàng thu hút rất ít người xem với lý do không có nhiều chương trình hấp dẫn, thú vị. Ngay cả cách giới thiệu về hiện vật cũng sơ sài, chưa đáp ứng được đủ nhu cầu tìm hiểu của quan khách. Đơn cử một ví dụ, đối với bộ sưu tập hiện vật kiến trúc được khai quật tại đàn Nam Giao như tượng uyên ương, lá đề, chỉ với chú thích đơn giản, gọn lỏn rằng đây là hiện vật niên đại của thế kỷ 11-13 hoặc thế kỷ 13-14. Nếu như có thêm một dòng chú thích rằng địa điểm khai quật ấy nay là công trình nào, thì người xem chắc chắn sẽ thích thú vì hiện vật đã kết nối được cả quá khứ với hiện tại.

Và những “bí kíp” đặc biệt hút khách đến với bảo tàng
 
Khá bất ngờ khi vừa rồi, trang đánh giá trực tuyến TripAdvisor bình chọn Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là “một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất Việt Nam”. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để hấp dẫn khách du lịch tới với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
 
Bà Nguyễn Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, chia sẻ rằng không dễ dàng để có được đánh giá đó. Trước đây, mặc dù sở hữu một hệ thống trưng bày tốt, nhưng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chỉ có lượng khách rất khiêm tốn: từ 50 đến 70 khách/ngày. Cũng ở tình trạng lác đác năm thì mười họa như các bảo tàng đìu hiu khác. Để cải thiện thực trạng này, ban lãnh đạo bảo tàng đã quyết định thay đổi diện mạo mới bằng cách mạnh dạn đổi mới, mà đầu tiên là đổi mới từ bên trong nội dung trưng bày, thổi vào hiện vật những câu chuyện để kết nối được quá khứ với hiện tại.
 
Những hiện vật trưng bày phong phú với nhiều hình thức bổ trợ để hiện vật kể được câu chuyện của mình đến với du khách là một trong những yếu tố làm người xem thích thú. Ngoài phần thuyết minh của hướng dẫn viên, người xem có thể đọc những chú thích bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp. Công nghệ thông tin cũng được bảo tàng sử dụng với những bộ phim tài liệu hay các clip giới thiệu hiện vật... Người xem tiếp xúc với hiện vật không chỉ bằng không gian hiện tại nơi nó được trưng bày mà còn được biết cả một diễn trình, đời sống của hiện vật đã trải qua.
 
Thậm chí, khách tham quan còn được tương tác trực tiếp với các công việc của nhà nông như xay lúa, giã gạo... Điều này khác hẳn với một bảng lệnh quá nghiêm ở các bảo tàng: “Không sờ vào hiện vật”. Nhưng ai cũng hiểu rằng, việc xem các hiện vật ở bảo tàng chỉ là một phần vì người xem sẽ xem rất nhanh, và cũng rất nhanh… chán khi nhìn các hiện vật tĩnh. Việc kéo du khách, người xem đến còn phải ở các hoạt động đi kèm. Đó chính là lý do vì sao Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã liên tục rộng cửa đón khách với nhiều hoạt động gây chú ý, thời điểm này tại bảo tàng, Lễ hội Fukushima Nhật Bản lần thứ 2 đang được tổ chức với nhiều hoạt động giới thiệu về văn hóa và sản phẩm truyền thống, cũng như xu hướng phát triển của tỉnh Fukushima.
 
Cũng tạo được sức hút mạnh mẽ từ cách trưng bày hiện vật cũng như sự năng động trong tổ chức hoạt động chính là Bảo tàng Dân tộc học. Không dễ gì mà tuần nào cũng thấy cảnh các gia đình kéo nhau đến bảo tàng nườm nượp như ở đây. Với sự năng động trong kết nối, phối hợp, bảo tàng đã rất khéo léo để tạo được những hoạt động giống như “bảo tàng sống”, phục dựng và làm sống dậy những không gian văn hóa, trò chơi dân gian, các hoạt động đời sống… của các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc khiến người xem hào hứng.
 
Những “bí kíp” để phát triển và hút khách đến với bảo tàng ấy không phải là điều gì bí mật, hay quá khó khăn để có được, nếu người quản lý các bảo tàng “đìu hiu” thực sự mong muốn công chúng đến với mình nhiều hơn nữa. Nếu các bảo tàng thuộc diện “đìu hiu” vẫn giữ nguyên hiện trạng và cung cách trưng bày như hiện tại, vẫn chỉ sống nhờ “hiện vật tĩnh” thì chắc hẳn không thể thu hút được khách tới thăm. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học.

Kiều Khải

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).