Cháu sống thời hiện đại, bà chăm kiểu thời xưa

Chia sẻ

PNTĐ-Dù đang sống ở “thời nay”, mẹ chồng tôi vẫn duy trì nếp sống xưa cũ mà không chịu tiếp nhận sự tân tiến, hiện đại...

 
Cháu sống thời hiện đại, bà chăm kiểu thời xưa - ảnh 1
Tôi không được nuôi con theo ý mình vì mẹ chồng
(Ảnh minh họa)
 
Đặc biệt, trong việc chăm cháu, bà áp dụng triệt để kinh nghiệm của bản thân. Trước khi sinh con, tôi đã tìm hiểu và tham gia các khóa học tiền thai sản để trang bị những kỹ năng làm mẹ, chăm sóc con nhỏ. Vậy nhưng khi sống chung với mẹ chồng, tôi hầu như không có quyền áp dụng những kỹ năng đã học được để nuôi con. Trong gia đình chồng, mẹ chồng là người có quyền hành và tiếng nói cao nhất nên không ai có thể chống đối lại. Việc chăm con của tôi theo đó cũng bị mẹ chồng chi phối.
 
Những ngày còn ở cữ, để tránh những va chạm trong việc chăm sóc con nhỏ, tôi đã xin phép nhà chồng về nhà ngoại. Sau đó, tôi quay về nhà chồng và “cuộc chiến” của tôi và mẹ chồng về việc chăm sóc con nhỏ đã nổ ra. Đầu tiên là việc ăn uống, để có sữa tốt cho cháu bú, bà bắt tôi ăn uống theo kinh nghiệm dân gian. Có những bữa ăn tôi vừa ăn vừa khóc bởi không hợp khẩu vị nhưng vẫn phải ăn theo “lệnh” của mẹ chồng. Nào là món chân chó, chân dê hầm đu đủ, cháo chân giò ngày ba bữa, xôi dân tộc… Khi đi làm trở lại, dù ở gần nhà nhưng tôi vẫn không dám về ăn cơm trưa vì sợ các món lợi sữa của mẹ chồng. Sữa mẹ đông lạnh tôi vắt sẵn cho con, mẹ chồng không cho uống với lý do “sữa mẹ là phải bú trực tiếp thì mới nóng, sữa vắt ra để ngoài cháu bà uống sẽ lạnh bụng không tốt”.
 
Vậy nên dù tôi nói thế nào mẹ chồng vẫn bỏ sữa mẹ dùng sữa ngoài. Thấy vậy, tôi chọn mua loại sữa ngoại tốt nhất.
 
Mẹ chồng ở nhà cho cháu ăn, nếm thử thấy gây gây bèn nghĩ người lớn còn khó uống huống chi trẻ con. Thế là bà bỏ sữa công thức mua sữa Ông Thọ pha cho cháu uống. Tôi phân tích với bà rằng vì sữa có nhiều chất nên khi uống sẽ có cảm giác đó và loại sữa ấy thích hợp với cháu. Nhưng bà vẫn giữ nguyên quan điểm của mình, bảo ngày xưa bà nuôi chồng tôi và 4 đứa con khác đều bằng sữa Ông Thọ. Vậy mà đứa nào cũng mập mạp khỏe mạnh, hà cớ gì bây giờ tôi không nghe theo kinh nghiệm nuôi con của bà.
 
Ngoài ra, khi chăm cháu, mẹ chồng tôi có thói quen nhai rồi mớm cho cháu. Bất cứ ăn thứ gì từ bánh, trái, hoa quả, cơm, bà đều nhai rồi mớm cho cháu ăn. Nhiều lần chứng kiến cảnh đó, tôi lựa lời bảo với bà cho cháu ăn như thế không hợp vệ sinh. Nghe vậy, bà mắng tôi té tát vì dám chê bà… ăn bẩn. Không biết làm thế nào, tôi nhờ chị em chồng nói giúp, đả thông tư tưởng với mẹ chồng. Mỗi lần như thế, bà ậm ừ cho vừa lòng tôi nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy. Có lần đi làm về, tôi vừa giận mẹ chồng vừa xót cho con khi thấy bà đút thìa cơm đỏ màu nước trầu (mẹ chồng tôi ăn trầu) cho cháu ăn. Thoạt nhìn vào có cảm giác buồn nôn chứ chưa nói là phải ăn thứ cơm nhai đó.
 
Nhưng hàng ngày con tôi vẫn phải ăn như vậy. Đêm đó, tôi ôm con khóc ròng vì bất lực, chồng tôi cũng xót con, cáu kỉnh với mẹ. Kết quả cả hai vợ chồng bị bà chửi mắng cả đêm không ngủ nổi. Mẹ chồng vẫn điệp khúc “ngày xưa tôi cũng nhai cơm cho anh/chồng chị ăn mới lớn lên được như thế này đấy. Đừng quên áo mặc sao qua khỏi đầu nhé”.
 
Cứ thế, mỗi lần tôi muốn chăm sóc con tôi cách của mình đều bị mẹ chồng giám sát, ngăn cản vì cho là không đúng và không giống như cách nuôi con ngày xưa của bà. Tôi giải thích mỗi thời mỗi khác, ngày xưa khoa học chưa tiến bộ có những cái có thể đúng nhưng giờ lại sai. Nhưng mẹ chồng bảo thủ cho rằng “ngày xưa” của bà đã được kiểm chứng còn “ngày nay” của tôi chỉ là lý thuyết suông. Cá nhân tôi nghĩ việc bà chăm cháu là một việc tốt, đáng trân trọng và việc làm đó sẽ không trở thành “cuộc chiến” với con dâu nếu như bà nhận thức được cháu sống ở thời nào thì chăm theo thời đó. Tôi là cũng là cô con dâu đã và đang từng ngày chống chọi với “cuộc chiến” nuôi con, chăm cháu với mẹ chồng nên hiểu rất rõ nội tình này.
 
Tại sao mẹ chồng tôi không chịu hiểu rằng, con cháu thời nào thì phải sống và nuôi dạy theo thời ấy. Tại sao bà cứ áp đặt thời của mình lên thời con cháu để rồi gây nên những sóng gió trong gia đình.
 
Nguyễn Lệ Thu

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.